Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Lý giải của bác sĩ về chứng bệnh thoái hóa nhầy

Thoái hóa nhầy là căn bệnh rối loạn chuyển hóa chất nhầy ở da và nó có căn nguyên tự nhiễm gây thoái hóa nhầy tại chỗ của các tổ chức liên kết.

Thoái hóa nhầy là căn bệnh rối loạn chuyển hóa chất nhầy ở da

Thoái hóa nhầy là căn bệnh rối loạn chuyển hóa chất nhầy ở da

Dấu hiệu nhận biết về các bệnh thoái hóa nhầy

Thoái hóa nhầy thể sẩn: Trước đây nó được coi là căn nguyên do thiểu năng tuyến yên. Nhưng hiện nay nhiều bác sĩ cho rằng, bệnh này có căn nguyên tự miễn, gây thoái hóa nhầy tại chỗ của các tổ chức liên kết. Bác sĩ đa khoa Chu Hòa Sơn – giảng viên trường Cao đẳng Dược cho biết: Bệnh này có thể sẽ nặng hơn và có diễn biến phức tạp, tiên lượng xấu hơn khi có tình trạng xơ cứng do lắng đọng chất nhầy ở trung bì kết hợp với các thay đổi bất thường của M-globulin trong máu.

Tổn thương cơ bản là các sẩn hình bán cầu, đường kính từ 2 – 4mm, có màu sắc của da bình thường. Thoái hóa nhầy có thể là màu trắng ngà hoặc màu hồng, mật độ chắc, tập trung thành từng đám hay thành dải, đôi khi có đối xứng. Triệu chứng cơ năng không có hoặc có thể là ngứa nhẹ.

Vị trí của tổn thương hay gặp ở giữa 2 cung lông mày, ở cổ tay, cẳng tay, cổ, bìu, có khi khắp toàn thân. Các hình ảnh lâm sàng khác như: Nếu khu trú ở trán làm thành gờ ngang, hoặc khu trú ở giữa 2 cung lông mày làm thành gờ dọc. Nếu khu trú xung quanh mắt, mồm, tai, da đầu sẽ nổi thành gờ dẫn đến mặt bị biến dạng thành bộ mặt sư tử, do vậy dễ nhầm với phong thể u. Bệnh cũng có thể biểu hiện bằng các mảng cứng đỏ, tập trung ở môi, bàn tay, cánh tay, cẳng chân, đôi khi lan rộng và làm cho cử động của các bộ phận này gặp khó khăn. Các tổn thương ở thân mình, chi, bìu, tổn thương tạo thành các rãnh nhưng nông hơn ở mặt, cũng có thể tạo thành các u, cục nhưng thông thường nhất các tổn thương ở vị trí này là các sẩn nhỏ và các sẩn lichen, các mảng thâm nhiễm lan tỏa thành mảng lớn. Ngoài ra còn gặp các tổn thương khác ở da: mày đay; nút dưới da; các u, cục ở trung bì, hạ bì.

Bên cạnh đó bác sĩ Sơn cũng cho biết: Thoái hóa nhầy thể xơ cứng lan tỏa (bệnh phù niêm cứng): Tổn thương thường kết hợp giữa sẩn và cục. Các thương tổn có ranh giới rõ, về sau trở thành các đám thâm nhiễm lan tỏa. Tổn thương có thể là đám da lớn, thậm chí toàn thân với màu sắc của tổn thương gần như da bình thường, trắng nhợt, hơi vàng hay hồng đỏ.

Dấu hiệu véo da âm tính. Trong trường hợp nặng, thân mình, cổ tay, cẳng tay như một cái ống không đàn hồi, các ngón tay sưng, cử động rất khó khăn. Tình trạng xơ cứng có thể rất nặng dẫn đến co kéo, làm ảnh hưởng đến các hốc tự nhiên (mồm, mũi, mắt), làm lộn mi mắt.

Bệnh này có thể sẽ nặng hơn và có diễn biến phức tạp hơn nếu không được điều trị kịp thời

Bệnh này có thể sẽ nặng hơn và có diễn biến phức tạp hơn nếu không được điều trị kịp thời

Thoái hoá nhầy nang lông: Thể này được biết đến như là rụng tóc do chất nhầy, có thể kèm theo các khối u ngoài da, đặc biệt là u lympho T. Với tổn thương là các mảng thâm nhiễm cứng, thường ở vùng đầu và cổ. Tổn thương có thể đơn độc hoặc ở nhiều vị trí nếu ở da đầu và vùng cổ thì xuất hiện rụng tóc, râu, lông mày. Bề mặt tổn thương có thể có vảy, lỗ chân lông giãn rộng. Các sẩn nang lông có thể gặp ở tay, chân trong trường hợp tổn thương nhiều, lan rộng thường liên quan đến u lympho. Ngoài ra, có thể gặp các sẩn dạng trứng cá, khi nặn có thể có chất nhầy chảy ra, thường bệnh nhân có ngứa rất nhiều. Bệnh có thể giảm hoặc khỏi sau vài năm, có thể sẽ tái phát nhưng lành tính; cũng có một số trường hợp liên quan đến khối u lympho ác tính hay các ung thư khác, bệnh nhân thường tử vong sau đó. Các tổn thương phối hợp khác: hạn chế chức năng của phổi, bất thường về tim mạch; hội chứng dạ dày – ruột (mất nhu động thực quản); yếu cơ, viêm đa khớp; hội chứng não cấp tính; khàn giọng do phù thanh quản; mắt: đục thủy tinh thể, hở mi, lộn mi, phù gai thị.

Trên lâm sàng, chẩn đoán xác định dựa vào các sẩn chắc hình bán cầu, hoặc các mảng thâm nhiễm có màu hơi vàng, hồng hay màu sắc da bình thường. Mô bệnh học: lắng đọng chất nhầy ở trung bì. Có thể tìm thấy paraprotein trong huyết thanh.

Cần điều trị bệnh thoái hóa nhầy như thế nào?

Đối với người bệnh bị thoái hóa nhầy, bác sĩ tư vấn hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, để điều trị tại chỗ, người bệnh có thể dùng corticoid bôi tại chỗ hoặc tiêm nội thương tổn, kết quả hạn chế. Đối với người bệnh cần điều trị toàn thân nên sử dụng biện pháp dùng thuốc, chiếu tia UV, PUVA, xạ trị, lọc huyết tương. Điều trị tích cực dùng melphalan hàng tháng kết hợp với thalidomid và corticoid cho kết quả khả quan nhưng cũng nhiều biến chứng.

Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur