Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Hỏi đáp Y Dược về tình trạng chấn thương vai ở người tập luyện thể thao

Ở người chơi thể thao, khớp vai là một khớp thực hiện khá nhiều động tác cho hầu hết các hoạt động của chi trên rất dễ chấn thương.

Hỏi đáp Y Dược về tình trạng chấn thương vai ở người tập luyện thể thao

Hỏi đáp Y Dược về tình trạng chấn thương vai ở người tập luyện thể thao

Chấn thương vai có thể xảy ra sau khi chấn thương té ngã, va chạm, tập luyện thể thao không đúng cách, vận động quá tải trong thời gian dài. Nếu không xử trí, chữa trị sớm, đúng cách có thể dẫn đến đau mạn tính, cứng khớp, hoặc teo cơ, mất chức năng khớp vai.  Để hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với các bác sĩ hiện đang công tác và giảng dạy tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur và đưa tin đến quý độc giả.

Hỏi: Thưa giảng viên, có những hình thức chấn thương vai nào khi tập luyện thể thao?

Trả lời:  Có hai hình chấn thương vai: theo thời gian và theo cấu trúc, tổn thương.

Theo thời gian:

  • Cấp tính: những chấn thương vừa gặp phải: đụng dập, rách – đứt gân, cơ dây chằng – tụ máu phần mềm – dập vỡ sụn khớp – gãy xương … Ví dụ: gãy xương vai, bong gân, trật khớp…
  • Chấn thương mãn tính: là những chấn thương kéo dài do không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách làm tổn thương kéo dài và khó hồi phục. Mặt khác những chấn thương do quá tải là những vi chấn thương trong tập luyện quá sức lặp đi lặp lại kéo dài tích lũy sau một giai đoạn tập luyện hoặc thi đấu nặng mà cơ thể không hồi phục kịp.

Theo cấu trúc, tổn thương:

  • Chấn thương ở phần mềm, tụ máu bầm
  • Gãy, nứt xương vai thường gặp
  • Trật khớp vai, dãn dây chằng
  • Bị viêm, rách gân cơ xoay

Hỏi: Những nguyên nhân nào gây chấn thương vai nào khi tập luyện thể thao?

Trả lời: Khi gân cơ xoay bị viêm hay rách do vận động khớp vai quá mức một thời gian dài, mang xách quá nặng, hay chấn thương té chống tay hoặc tự nhiên mòn rách do lão hoá ở người lớn tuổi. Thường gặp ở các môn: tennis, cầu lông, bóng chuyền, cử tạ…

Có nhiều nguyên nhân gây chấn thương vai nào khi tập luyện thể thao

Theo đó, nguyên nhân thường gặp do chơi quá sức, khởi động không kỹ hoặc thể lực của cơ bắp không đủ và cơ thể không được khỏe khi chơi. Ngoài ra có thể do khi chơi không đúng kỹ thuật  ở những động tác giơ tay quá đầu hay xoay vai như: cú xẹc, đập bóng hay rờ-ve trong tennis, cú đập cầu, đánh bổng trong cầu lông, giao bóng hay đập bóng trong bóng chuyền, cử nâng hay giật tạ…  Ở người chơi các môn có những động tác tay giơ cao qua đầu thường xuyên(cầu lông, tennis, bơi lội…), túi hoạt dịch này dễ bị cọ xát, đôi khi sưng lên, tụ dịch gây đau.

Hỏi: Biến chứng của chấn thương vai khi tập luyện thể thao?

Trả lời:

Theo các bác sĩ ngoại khoa, những tổn thương gãy xương, trật khớp cần chẩn đoán, xử trí cấp thời đúng cách tại bệnh viện chuyên khoa để xương lành tốt, khớp trơn tru. Do đó sẽ để lại di chứng rất nặng nề như xương không lành, lệch xương hay, lỏng lẻo khớp.  Đối với những chấn thương đau vai sau khi té ngã, chấn thương, vận động nặng hay tự nhiên đau nếu không điều trị đúng và kịp thời, đau vai sẽ ngày càng nặng, đau tăng khi vận động và đau cả khi ngủ. Dần dần về sau, có lúc đau dữ dội làm không thể cử động được vai. Khi bị đau vai kéo dài sẽ dẫn đến biến chứng cứng khớp, teo cơ, mất chức năng vận động, gây xáo trộn cuộc sống, suy sụp toàn thân, mất ngủ mạn tính.

Hỏi: Khi bị chấn thương vai trong khi tập luyện thể thao cần xử trí như thế nào?

Trả lời: Khi thấy vai biến dạng, đau dữ dội, có thể bạn đã bị gãy xương hoặc trật khớp vai. Cần đến ngay bệnh viện chuyên khoa để chụp XQ và xử trí cấp cứu.  Mặt khác, khi bị chấn thương đau vai mức độ vừa, người tập nên: Ngừng chơi, chườm đá vào vùng vai đau 2-3 lần trong ngày, mỗi lần 15 phút. Tắm nước nóng toàn thân, có thể dùng các gel kháng viêm giảm đau nhanh như Ketoprofen… thoa tại chỗ 2-3 lần ngày, giúp giảm sưng, đau, tan máu bầm tại chỗ viêm.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo người bệnh nên treo tay lên nếu đau nhiều, đồng thời tập các bài tập kéo giãn các nhóm cơ vùng khuỷu.  Nếu sau 1 tuần vẫn còn đau với các biện pháp điều trị trên, nên đến khám bác sĩ chuyên khoa khớp vai hay chấn thương thể thao để có sự can thiệp chẩn đoán sớm và có kế hoạch chữa trị đúng cách, nhằm phục hồi lại vận động của khớp vai.

Bệnh nhân nên đến các trung tâm Y tế để thăm khám và điều trị bệnh

Ngoài các điều cần thực hiện thì các bác sĩ tư vấn cũng khuyên cáo bệnh nhân không xoa bóp dầu nóng hay thuốc rượu vào vai đau, vì nóng sẽ làm tăng sưng nề và tụ máu bầm nơi gân tổn thương.  Không được nắn sửa không đúng cách sẽ làm rách gân nặng thêm.  Nếu cố gắng chơi tiếp có thể làm bệnh trở nên trầm trọng hơn do rách gân nặng hơn, máu bầm ra nhiều hơn.

Trong những trường hợp nặng hoặc sau khi dùng những biện pháp nêu trên trong 1 tuần mà vẫn không khỏi, tốt nhất chúng ta phải đến khám bác sĩ chuyên khoa xương khớp hay chuyên khoa khớp để sớm có biện pháp thăm khám và điều trị kịp thời.

Nguồn: bacsy.edu.vn