Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Gốc tự do là gì và ảnh hưởng tới cơ thể như thế nào?

Gốc tự do xuất phát từ quá trình sống của cơ thể và đó là yếu tố quan trọng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, sự hình thành quá mức của chúng có thể gây ra tác động tiêu cực, tăng nguy cơ mắc bệnh.

 Gốc tự do là gì?

Theo các bác sĩ tư vấn sức khỏe, Gốc tự do, là phân tử hoặc ion thường không ổn định vì có số electron lẻ, dễ dàng phản ứng trong tế bào. Chúng có thể mang điện tích dương, âm hoặc không mang điện, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống sinh học. Với điện tử không ghép cặp ở lớp ngoài cùng, chúng không ổn định và thường cướp điện tử từ nguyên tử hoặc phân tử khác, gây thay đổi cấu trúc tế bào.

Gốc tự do được sinh ra trong cơ thể từ nguồn nội sinh, thường xuyên hình thành trong quá trình chuỗi hô hấp tế bào chuyển đổi năng lượng từ carbohydrate. Ngoại sinh, chúng cũng xuất hiện do tác nhân như phóng xạ, phản ứng viêm, căng thẳng, mệt mỏi, thuốc lá, ô nhiễm môi trường.

Tuy gốc tự do quan trọng, nhưng hoạt tính quá mức của chúng có thể gây tổn thương tế bào, tăng nguy cơ bệnh tật. Các loại gốc tự do nguy hiểm bao gồm superoxide, ozone, hydrogen peroxide, peroxy lipid, và hydroxyl radical, gây nhiều tổn thương tế bào.

Những ảnh hưởng của gốc tự do đối với cơ thể

Theo các bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược, Gốc tự do tương tác với thành phần của tế bào, làm rối loạn hoạt động bình thường, gây phá hủy tế bào và thúc đẩy quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. Nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa gốc tự do và nhiều bệnh lý, bao gồm:

  • Bệnh lý hệ thần kinh trung ương: Alzheimer, mất trí nhớ, và bệnh Parkinson.
  • Bệnh lý tim mạch do tắc động mạch.
  • Rối loạn viêm và hệ thống miễn dịch: Viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ.
  • Gốc tự do làm đột biến gen khi tấn công ADN, tăng nguy cơ ung thư.
  • Đục thủy tinh thể và suy giảm thị lực liên quan đến tuổi tác.
  • Thay đổi về ngoại hình: Da mất độ căng bóng, đàn hồi, xuất hiện nếp nhăn, tóc bạc, rụng tóc, móng tay yếu.
  • Liên quan đến bệnh lý đái tháo đường ở người già.

Mặc dù gốc tự do có ảnh hưởng tiêu cực, nhưng cũng quan trọng cho quá trình tổng hợp và phân hủy chất trong chuyển hóa tế bào.

Làm sao để hạn chế các gốc tự do trong cơ thể

Giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho hay, Để ngăn chặn sự gia tăng quá mức của gốc tự do và duy trì cân bằng, cơ thể sử dụng cơ chế tự phá hủy các gốc tự do thông qua enzym có sẵn trong tế bào như glutathione reductase, glutathione peroxidase, cũng như các chất chống oxy hóa như vitamin A, E, C, coenzyme Q, beta caroten, và selen.

Tuy nhiên, khi có quá nhiều gốc tự do do nhiều nguyên nhân khác nhau, các cơ chế tự nhiên trong cơ thể không đủ để loại bỏ hết, ảnh hưởng đến sức khỏe. Để ngăn chặn và loại bỏ gốc tự do, có những biện pháp như:

  • Chế độ ăn uống khoa học: Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng chống oxy hóa từ vitamin A, E, C, beta caroten, selen có trong hoa quả mọng và rau xanh. Tránh thức ăn giàu dầu mỡ, đồ uống có gas, và hạn chế bia rượu.
  • Hạn chế căng thẳng: Giảm stress bằng cách tập thể dục như yoga, đi bộ, và thiền. Phát triển suy nghĩ tích cực để tránh tình trạng tâm lý tiêu cực.
  • Ngủ đủ giấc: Đảm bảo ngủ đủ 7-8 giờ mỗi đêm để giảm nguy cơ hình thành gốc tự do.
  • Tránh môi trường độc hại: Ngăn chặn tiếp xúc với môi trường độc hại, ô nhiễm, và phóng xạ.
  • Bổ sung thực phẩm chống oxy hóa: Cân nhắc bổ sung thêm thực phẩm chống oxy hóa vào chế độ ăn, giúp giảm lượng gốc tự do gây hại cho cơ thể.

Khi lượng gốc tự do trong cơ thể tăng cao, đây có thể gây tổn thương cho tế bào và tăng khả năng mắc phải nhiều bệnh lý phức tạp. Chế độ ăn uống hàng ngày cũng đóng góp vào sự hình thành của các gốc tự do. Do đó, để giảm thiểu quá trình hình thành gốc tự do, việc duy trì một lối sống khoa học, kèm theo việc bổ sung đầy đủ chất chống oxy hóa, là quan trọng.