Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
Chia sẻ:

Điểm danh 7 nguyên nhân khiến mẹ sinh con nhẹ cân, thấp bé

Trẻ nhẹ cân khi mới sinh có nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, chậm phát triển, để phòng tránh tình trạng trẻ sinh nhẹ cân mẹ cần nắm được nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Điểm danh 7 nguyên nhân khiến mẹ sinh con nhẹ cân, thấp bé

Điểm danh 7 nguyên nhân khiến mẹ sinh con nhẹ cân, thấp bé

Điểm danh 7 nguyên nhân khiến mẹ sinh con nhẹ cân, thấp bé

Theo các Bác sĩ chuyên khoa, trẻ sơ sinh nhẹ cân được hiểu là do lúc chào đời cân nặng chỉ dưới 2,5 kg, từ 1 – 1,5 kg là rất nhẹ và dưới 1 kg là siêu nhẹ. Theo đó, trẻ chào đời với cân nặng quá thấp sẽ gặp phải rất nhiều trở ngại về sức khỏe cho đến tinh thần, trí tuệ. Chính vì thế, trong thời gian mang thai, thai phụ nên có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý để thai nhi phát triển đúng chuẩn, đủ cân. Ngoài ra, mẹ bầu còn nên chú ý đến một số nguyên nhân dưới đây để tránh trường hợp con sinh ra nhẹ cân.

  • Bị stress trong thai kỳ

Đây là căn bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai bởi bên cạnh lượng máu được bơm vào tim cao hơn so với bình thường thì một số yếu tố khách quan khác cũng khiến thai phụ bị căng thắng. Theo đó, khi áp lực tinh thần quá lớn sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng cũng như sinh hoạt hàng ngày của mẹ bầu, sẽ dễ phát sinh tình trạng sinh non, sinh thiếu tháng.

  • Chế độ dinh dưỡng “nghèo nàn”

Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ mà còn hạn chế sự tăng trưởng của thai nhi. Chính vì thế, các mẹ nên có một thực đơn khoa học, hợp lý, tăng cường rau xanh và ăn đa dạng các nhóm chất khi mang thai. Đặc biệt, nên bổ sung 400mcg acit folic/ngày trong vòng 3 tháng trước và 3 tháng đầu thai kỳ để giúp giảm khuyết tật cột sống và hộp sọ về sau cho em bé.

  • Nhau thai kém phát triển

Nhau thai là bộ phận có ảnh hưởng rất lớn tới bào thai vì nó kiểm soát quá trình vận chuyển hormone và những dưỡng chất thiết yếu khác cho bào thai. Theo đó, nếu bánh nhau nhỏ đi sẽ làm cho quá trình vận chuyển trên cùng các sản phẩm chuyển hóa bào thai bị giảm, thai nhi không hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng từ mẹ nên ảnh hưởng tới sự phát triển, dẫn đến còi cọc.

  • Nhiễm trùng bào thai và dị tật bẩm sinh

Có thể nói đây là nguyên nhân hàng đầu khiến thai nhi phát triển chậm và gia tăng dị tật bẩm sinh. Đặc biệt, là ở những thai phụ mắc một số căn bệnh như cảm lạnh, cúm, nhiễm trùng do virus hoặc ký sinh trùng. Ngoài ra, một số dị tật cũng sẽ làm cản trở sự phát triển bình thường của bào thai và dẫn đến sinh non.

Chế độ dinh dưỡng "nghèo nàn" là một trong những nguyên nhân gây trẻ nhẹ cân

Chế độ dinh dưỡng “nghèo nàn” là một trong những nguyên nhân gây trẻ nhẹ cân

  • Sử dụng rượu và chất kích thích

Hiện tại, thế giới ghi nhận không ít trường hợp sinh non, nhẹ cân gia tăng vì sử dụng các loại thuốc kích thích. Theo đó, sử dụng các loại thuốc như cần sa, ma túy, heroin, cocain, rượu…, ảnh hưởng tới sự phát triển trí não, khả năng nhận thức của thai nhi và cũng tiềm ẩn nguy cơ sinh non.

  • Thuốc lá

Thai phụ hút thuốc lá hoặc hít phải khói thuốc lá cũng rất nguy hiểm đến thai nhi, điều này tăng gấp đôi tỷ lệ sinh nhẹ cân và khuyết tật bẩm sinh. Bởi các chất hóa học độc hại có trong thuốc lá như nicotin, hắc ín, CO2…, sẽ cản trở việc vận chuyển oxy và giảm sự phát triển của thai nhi. Nếu tình trạng này trở nặng sẽ dễ dẫn tới nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân.

  • Một số bệnh viêm nhiễm

Hầu hết các mẹ mắc các bệnh mãn tính như tiểu đường, tim bẩm sinh, nhiễm trùng tử cung, cao huyết áp, tiền sản giật hoặc gặp khó khăn khi mang thai thì có nguy cơ sinh non và nhẹ cân rất cao. Chính vì thế, mẹ bầu nên thường xuyên thăm khám bác sĩ để kiểm tra tình trạng sức khỏe và có cách điều trị hợp lý nhất.

Thanh Mai – bacsy.edu.vn

Nguồn: tổng hợp