Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
Chia sẻ:

Biện pháp xử trí khi trẻ có phản ứng sau khi tiêm vắc xin?

Việc nắm được một số phản ứng cũng như biện pháp xử trí sau khi tiêm vắc xin là một trong những kiến thức cần thiết đối với các bậc phụ huynh.

Biện pháp xử trí khi trẻ có phản ứng sau khi tiêm vắc xin?

Biện pháp xử trí khi trẻ có phản ứng sau khi tiêm vắc xin?

Biện pháp xử trí khi trẻ có phản ứng sau khi tiêm vắc xin?

Theo các Bác sĩ chuyên khoa Nhi, cho dù bất cứ kỳ loại vắc xin nào dù tốt đến đâu cũng sẽ có một số tác dụng phụ ngoài ý muốn nhưng chúng ta vẫn phải đưa vắc xin vào cơ thể con người với mục đích tạo cho cơ thể đáp ứng miễn dịch phòng bệnh.

Tiêm phòng vắc xin là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất để làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong do bệnh truyền nhiễm gây nên. Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, khoảng 85% – 95% số người được tiêm chủng sẽ sinh ra miễn dịch đặc hiệu để bảo vệ cơ thể không bị mắc bệnh.

Tiêm chủng có vai trò quan trọng đối với trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. Tiêm phòng vắc xin đúng lịch, đủ liều sẽ đảm bảo an toàn cho mẹ và sự phát triển toàn diện của bé. Ngoài ra, nó còn tránh những biến chứng với trẻ lúc chào đời do mẹ mắc một số bệnh trong thời gian mang thai.

Nhiều phụ huynh lo ngại tai biến sau tiêm chủng, tuy nhiên, bác sĩ Ngoan cho biết hầu hết các phản ứng của vắc xin là nhẹ và tự khỏi. Do vắc xin kích thích hệ thống miễn dịch nên các phản ứng tại chỗ: sưng, nóng, đỏ. Một số trẻ có thể bị một số phản ứng phụ như sốt, quấy khóc, bú ít, rối loạn tiêu hóa nhẹ, sưng đau tại chỗ… Đây là những phản ứng bình thường mà nhiều trẻ gặp phải.

Để hạn chế phản ứng sau tiêm chủng, bác sĩ Ngoan cho biết trước khi tiêm chủng, gia đình trẻ cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, phiếu tiêm chủng, theo dõi tình trạng sức khỏe trẻ. Đặc biệt cần thông báo với cán bộ y tế tiền sử bệnh tật, sử dụng thuốc của trẻ và phản ứng sau tiêm chủng của lần tiêm chủng trước.

gia đình trẻ cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, phiếu tiêm chủng, theo dõi tình trạng sức khỏe trẻ

Gia đình trẻ cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, phiếu tiêm chủng, theo dõi tình trạng sức khỏe trẻ

Thông thường trước khi tiến hành thủ tục tiêm, trẻ sẽ được khám sàng lọc về sức khỏe, được tư vấn và dặn dò về lịch tiêm chủng…Sau khi tiêm trẻ cần được các bác sĩ và điều dưỡng theo dõi phản ứng trong vòng 30 phút để đảm bảo tình trạng ổn định nhất cho trẻ.

Bác sĩ Ngoan khuyến cáo khi về nhà nhiều trẻ có dấu hiệu sưng đau cha mẹ đắp vào vết tiêm rất nguy hiểm, vì thế, trong mọi trường hợp cha mẹ không nên đắp bất cứ thứ gì vào vị trí tiêm của trẻ.

Hiện nhiều phụ huynh sau khi cho trẻ đi tiêm về, thấy con sốt, vết tiêm tấy đỏ liền đắp lá, khoai tây hoặc lòng trắng trứng gà vào vị trí vết tiêm. Đây là việc làm sai lầm, bởi sau khi tiêm chủng, viết tiêm của trẻ còn hở sẽ dễ bị vi khuẩn tấn công, gây nên tình trạng nhiễm khuẩn huyết vô cùng nguy hiểm.

Trẻ cần được theo dõi sau tiêm chủng, nếu trẻ sốt cao trên 39 độ C, khó hạ nhiệt độ, hoặc sốt kéo dài hơn 24 giờ, quấy khóc dai dẳng, kích thích vật vã, lừ đừ, …

Khó thở: rút lõm hõm ức, bụng, tím môi, thở ậm ạch. Da nổi vân tím, chi lạnh. Nôn trớ nhiều lần, bỏ bữa ăn, bú kém, bỏ bú. Trẻ bị co giật, phát ban hoặc khi trẻ có biểu hiện bất thường khác về sức khỏe khiến cha mẹ lo lắng.

Cha mẹ tuyệt đối không tự ý dùng thuốc cho trẻ. Khi dùng thuốc phải tuân theo chỉ dẫn của cán bộ y tế. Nếu trẻ sốt cần cặp nhiệt độ, theo dõi sát, chườm nước ấm, nới rộng quần áo dùng thuốc theo khuyến cáo của nhân viên y tế.

Thanh Mai – bacsy.edu.vn