Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Có cách nào để hạ huyết áp khẩn cấp hay không?

Tăng huyết áp là tình trạng tăng dai dẳng huyết áp động mạch gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Vậy cần làm gì khi huyết áp bị tăng đột ngột?

Có cách nào để hạ huyết áp khẩn cấp hay không? Có cách nào để hạ huyết áp khẩn cấp hay không?

Tăng huyết áp là một bệnh nguy hiểm đến tính mạng người bệnh

THA cấp cứu đề cập đến trạng thái THA nặng hơn được định nghĩa là một tình trạng cấp đe dọa tính mạng do sự gia tăng đột ngột đáng kể HA dẫn đến tổn thương cấu trúc của một số bộ phận cơ thể. Theo nhiều chia sẻ của chuyên gia đầu ngành trên chuyên mục cẩm nang sức khỏe, THA dẫn đến sự phát triển của các vấn đề cấp tính và xuất hiện các tổn thương cơ quan đích khi HATT >220 và HATTr >120 mmHg. Tuy nhiên, ở những người có tiền sử HA bình thường, THA có thể dẫn đến các tình trạng bệnh lí như sản giật khi mức HATT mới khoảng 170 mmHg. Mức độ nặng của tình trạng này phụ thuộc chủ yếu vào tổn thương cơ quan đích, không chỉ phụ thuộc vào mức HA. Các cơ quan quan trọng ngay lập tức bị đe dọa bao gồm hệ thống thần kinh trung ương và hệ tim mạch. Bất kì tổn thương nào ở các cơ quan khác (đặc biệt là thận và mắt) thì nguyên nhân chủ yếu luôn là mạch máu, do đó các cơ quan này được gọi là cơ quan đích. Cần xem xét hợp lí các biểu hiện của tổn thương vì tổn thương nhẹ hơn thường không có khả năng phát hiện. Quan trọng hơn, tổn thương hệ thần kinh trung ương và tim mạch có thể đặt ra mối đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên, ngay cả biểu hiện của tổn thương cơ quan khác cũng phối hợp với tăng nguy cơ tổn thương đột ngột tới các cơ quan có chức năng sống còn

Biến chứng của tăng huyết áp khẩn cấp là gì?

Biến chứng của tăng huyết áp kịch phát như:

  • Suy tim trái cấp tính (cả thất và nhĩ trái).
  • Làm cho bệnh nhân đồng thời xuất hiện thêm phù phổi cấp.
  • Suy thận cấp, mù vĩnh viễn cũng là những biến chứng của việc tăng huyết áp kịch phát.
  • Có thể dẫn tới vỡ mạch máu não gây ra các dấu hiệu thần kinh khu trú như liệt nửa người, liệt nửa mặt, liệt vùng hầu họng (khó nói, khó nuốt).
  • Nếu nặng hơn, bệnh nhân có thể hôn mê dẫn tới tử vong.

Các cách hạ huyết áp khẩn cấp

Cách hạ huyết áp khẩn cấp: Cần nhập viện ngay. Điều trị hạ huyết áp bằng thuốc truyền tĩnh mạch ngay để giảm các biến cố với mức hạ huyết áp trung bình không quá 25% trong 1 giờ đầu, nếu sau đó bệnh nhân ổn định có thể hạ huyết áp xuống 160/100 mmHg trong 2-6 giờ tiếp theo. Sau đó, tiếp tục dùng thuốc hạ huyết áp đường uống để đưa về huyết áp bình thường.

Huyết áp tăng rất cao ≥200/≥120mmHg: Furosemide 20mg (như Lasix) x 1 ống tiêm tĩnh mạch IV. Sau đó dùng Nifedipin 10 mg nhỏ 3-4 giọt dưới lưỡi, thuốc có tác dụng ngay sau 3 – 5 phút, đạt mức tối đa sau 15 – 20 phút, kéo dài 4 -5 giờ. Tiếp tục theo dõi huyết áp, nếu vẫn còn cao ≥200/≥120mmHg thì sau 30 phút lại nhỏ thêm 3 giọt Nifedipin. Cần thận trọng với bệnh học tăng huyết áp khi sử dụng Nifedipin vì tác dụng phụ không mong muốn của thuốc là nhịp nhanh, đỏ bừng mặt, hạ huyết áp nhanh sẽ nguy hiểm.

Biến chứng của tăng huyết áp khẩn cấp là gì?

Biến chứng của tăng huyết áp khẩn cấp là gì?

Hoặc Captopril 25mg x 1 viên nhai và ngậm trong miệng, thuốc có tác dụng sau 15 – 20 phút, kéo dài 60 phút. Hoặc Nitroglycerine: xịt hoặc ngậm dưới lưỡi: 0,4 mg, 0,8 mg, 0,12 mg.  Hoặc Clonidine: 0,2 mg – 0,8 mg (tác dụng sau 30-60 phút). Ngoài ra, có thể sử dụng các thuốc sau: thuốc giãn mạch Sodium Nitroprusside 0,25-10 mg/kg/phút truyền tĩnh mạch chậm; Enalapril 1,25-5 mg truyền tĩnh mạch mỗi 6 giờ; Labetalol 20-80 mg tiêm tĩnh mạch mỗi 10 phút  hoặc 0,5-2 mg/phút truyền tĩnh mạch chậm. Bắt đầu ngưng thuốc đường tiêm, chuyển sang thuốc đường uống thích hợp khi đã kiểm soát được huyết áp trong vòng 12-24 giờ và cơ chế tự điều hòa huyết áp bệnh nhân được tái lập.

Biện pháp phòng tránh cơn tăng huyết áp kịch phát

Biện pháp phòng tránh tăng huyết áp đột ngột:

  • Người bệnh phải trang bị máy đo huyết áp cá nhân, luôn mang theo người những loại thuốc hạ huyết áp nhanh như thuốc lợi tiểu để xử lý kịp thời.
  • Điều chỉnh lối sống, chế độ ăn hợp lý: ăn mặn <6g muối, giảm mỡ, giảm đường.
  • Hạn chế uống rượu bia, ngưng hút thuốc lá
  • Tập thể dục thường xuyên, tập 30-45 phút đều đặn mỗi ngày.
  • Giảm cân ở người thừa cân, béo phì.
  • Tránh căng thẳng stress, thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý.

Bên cạnh đó, cần tuân thủ chế độ điều trị , kiểm soát tốt đường huyết. Uống thuốc đều đặn, đúng và đủ liều lượng, tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ, không được tự ý ngưng thuốc.

Nguồn: bacsy.edu.vn