Thiếu kiến thức cùng với các phương pháp hạ sốt sai cách chỉ làm cho tình trạng bệnh của con nặng hơn. Hãy là một bà mẹ thông thái với các cách xử lý dưới đây
- Những bệnh mùa lạnh dễ mắc và cách phòng tránh
- Những điều cần phải lưu ý khi ăn mì ăn liền nếu không muốn “thần chết” gõ cửa
- Vì sao bác sĩ khuyên nên dùng cà phê đều đặn mỗi ngày?
Trẻ bị sốt thường dễ nhận biết nhưng cần được theo dõi
Trẻ bị nóng đầu chưa chắc đã sốt
Lưu ý, trẻ bị nóng đầu chưa chắc đã sốt, các mẹ nhé! Bởi nóng đầu chưa đủ điều kiện để gọi là sốt. Đối với một số trẻ sơ sinh, nhiệt độ bình thường có thể dao động ở mức 37°C – 37.8 độ C. Nhiệt độ trẻ nhỏ có thể tăng nhẹ vì rất nhiều lý do. Nó thường tăng vào chiều tối và hạ vào lúc sáng sớm. Trẻ chỉ bị sốt khi nhiệt độ ở nách > 37 độ C, nhiệt độ ở hậu môn > 38 độ C, nhiệt độ ở miệng > 37.8 độ C.
Đo nhiệt kế ở đâu là chính xác ngay khi trẻ bị nóng đầu?
Khi nghi ngờ trẻ bị sốt, các mẹ thường đặt nhiệt kế ở nách và tai để kiểm tra nhiệt độ của con. Tuy nhiên, kết quả nhận được vẫn có thể sai số. Nhiệt kế trực tràng mới cho chúng ta nhiệt độ cơ thể chính xác nhất. Bác sĩ tư vấn nhắc nên lưu ý rằng cần phải đặt cho đúng khi trẻ bị nóng đầu, hãy đặt nhiệt kế đo ở dưới hậu môn để xác định xem trẻ có bị sốt không nhé!
Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh, bố mẹ phải làm sao?
Tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh thường không nhận biết nếu không có chuyên môn, chỉ đến khi nào bé lớn hơn một xíu thì những dấu hiệu đó mới được biểu hiện rõ ràng và dễ nhận biết. Bệnh viêm tai giữa có mủ nguy hiểm như thế nào? Cẩn thận…
Dùng thuốc hạ sốt khi trẻ nóng đầu cần đúng thời điểm
Thuốc hạ sốt cần dùng đúng thời điểm
Một sai lầm rất phổ biến chính trong cách xử lý khi con bị sốt, các mẹ vội vàng cho con uống thuốc hạ sốt ngay. Nếu trẻ bị nóng đầu và sốt nhẹ trong khoảng 37,5 – 38 độ C thì chưa cần đến thuốc hạ nhiệt. Dùng thuốc hạ sốt mà không hiểu gì về bản chất của thuốc thì thật là là nguy hiểm. Hơn nữa, hiện nay trên thị trường có rất nhiều thuốc hạ nhiệt. Thế nhưng không phải loại thuốc nào cũng phù hợp với cơ địa bé nhà bạn. Vậy chúng ta nên cho trẻ dùng thuốc hạ sốt khi nào?
- Khi bé sốt cao ở nhiệt độ từ 38,5 độ C trở lên.
- Trẻ nhỏ không nên dùng quá 1.000mg/ngày.
- Nếu trẻ bị phát ban ở da, tuyệt đối không dùng miếng dán hạ sốt.
- Lưu ý Chỉ dùng thuốc sau khi lau mát bằng khăn ấm nhưng nhiệt độ bé vẫn chưa hạ xuống mức an toàn.
Việc ủ ấm quá mức có thể làm thân nhiệt của trẻ nhỏ thêm tăng cao. Mặc quá nhiều áo nhiều lớp, trẻ rất dễ ra mồ hôi và dễ bị cảm lạnh hoặc viêm phổi. Khi trẻ bị sốt nhẹ hoặc vừa, cha mẹ nên cho trẻ mặc đồ mỏng và thoáng để dễ thoát nhiệt
Có nên tẩy giun cho trẻ dưới 2 tuổi?
Nhiễm giun không chỉ làm cản trở quá trình hấp thu chất dinh dưỡng mà còn làm gây ra rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ. Tẩy giun là một việc làm cần thiết và nên thực hiện định kỳ. Tuy nhiên, có nên tẩy giun cho trẻ dưới 2 tuổi không?…
Hạ sốt bằng cách chườm đá lạnh
Có nhiều phương pháp đơn giản mà hiệu quả cao
Khi trẻ bị sốt, một số phụ huynh thường chườm đá lạnh cho con. Tuy nhiên, đây lại là phương pháp hoàn toàn sai lầm. Cách này chỉ càng làm co mạch, nhiệt càng khó thoát ra ngoài. Chúng ta chỉ nên lau mát cho trẻ bằng nước ấm.
Khi trẻ bị nóng đầu không có nghĩa là trẻ bị sốt ngay. Nếu trẻ bị sốt, phụ huynh cần biết cách chăm sóc và xử trí để không gây nên những tai biến nguy hại cho sức khỏe của con.
Nguồn: Bacsy.edu.vn