Ở bài viết trước, chúng ta đã biết được Nguyên nhân và Triệu chứng bệnh Viêm loét dạ dày. Điều trị Viêm loét dạ dày ở nước ta đã hoàn thành điều trị rất nhiều trường hợp. Tuy nhiên để điều trị tốt cần có sự tuân thủ chặt chẽ phương pháp điều trị của Bác sĩ nội khoa.
- Nguyên nhân và Triệu chứng bệnh nội khoa Viêm loét dạ dày
- Bác sĩ bật mí các thực phẩm chống viêm hiệu quả
Bệnh viêm loét dạ dày, phương pháp Điều trị và Phòng bệnh
Phương pháp Điều trị Bệnh nội khoa viêm loét dạ dày
Phải điều trị nội khoa đúng cách và đầy đủ, nếu không có kết quả mới phẫu thuật, khi phẫu thuật thì cắt dây thần kinh phế vị trước, nếu không đỡ thì mới đặt vấn đề cắt dạ dày.
Khi điều trị nội khoa cần phải tuân thủ theo:
- Điều trị tấn công khi ổ loét đang tiến triển.
- Điều trị duy trì sau khi điều trị tấn công.
- Phải đánh giá bằng kết quả nội soi.
Sử dụng điều trị kết hợp bằng thuốc uống
Thuốc tác động lên vỏ não: như Diazepam, Primperan…
Thuốc ức chế bài tiết HCl
- Thuốc ức chế lên dây thần kinh X:
- Thuốc kháng H2: Như Cimetidine, Ranitidine….
- Thuốc ức chế bơm Proton: như Lanzoprazol, Omeprazol…
- Prostaglandine: có hai tác dụng; chống bài tiết và bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Thuốc kháng acide: trung hòa ion H+ của HCl như Maalox cần phải uống nhiều lần trong ngày.
Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: vừa bảo vệ niêm mạc vừa làm lành sẹo, các thuốc đó là: Bismuth, Sucralfat.
Thuốc diệt HP: Amoxicilline, Tinidazole…
Bệnh viêm loét dạ dày
Làm thế nào để phòng bệnh Viêm loét dạ dày?
- Ăn nhiều bữa nhỏ, tránh ăn quá nhiều hoặc quá no.
- Hạn chế hoặc tránh uống rượu, đặc biệt không hút thuốc lá.
- Có được thói quen ăn uống lành mạnh, ăn uống phải chậm rãi, tránh ăn vội hay ăn nhiều đồ ăn nhanh.
- Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên để giúp cơ thể nhiều năng lượng, tiêu hóa tốt hơn. (nên tập 30p/ngày).
- Giữ cho tinh thần luôn phấn chấn, hạn chế stress ở mức tối đa.