Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Biểu hiện và cách điều trị bệnh hở van tim hai lá

Hở van tim 2 lá nếu không điều trị sớm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Vì vậy nhận biết những dấu hiệu để điều trị sớm là điều vô cùng cần thiết.

Tìm hiểu về căn bệnh hở van tim 2 lá

Tìm hiểu về căn bệnh hở van tim 2 lá

Nguyên nhân gây ra bệnh hở van tim 2 lá

Bệnh hở van tim 2 lá là tình trạng van đóng không kín trong tâm thu, làm cho một lượng máu phụt ngược trở lại từ thất trái lên nhĩ trái trong tâm thu. Tỷ lệ mắc bệnh là 5 – 24% trong tất cả các bệnh lí tim mạch hay bệnh học nội khoa. Các bệnh lý như thấp tim, tiền sử bị sa van hai lá hoặc hẹp van hai lá, thoái hóa nhầy làm di động quá mức lá van, xẻ (nứt) van hai lá, bệnh cơ tim phì đại, nhồi máu cơ tim, viêm nội tâm mạc, giãn vòng van tim, đái tháo đường, tăng huyết áp, hội chứng Hurler, hội chứng Marfan… là những nguyên nhân gây bệnh hở van tim 2 lá.

Khi bị hở van tim 2 lá triệu chứng đấu tiền của người bệnh là cảm thấy khó thở hay giảm dung nạp khi làm viêc quá sức, nặng hơn sẽ xuất hiện khó thở kể cả khi nằm. Ngoài ra những biểu hiện khác chỉ được phát hiện khi chúng ta đi kiểm tra về tình trạng sức khỏe.

Hở van tim 2 lá có nguy hiểm không?

Theo các bác sĩ tư vấn thì hở van 2 lá nhẹ thường không đáng lo ngại, nhưng hở van nặng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm sau:

  • Suy tim: Thường xảy ra khi hở van hai lá không được theo dõi và điều trị đúng cách, khiến tim phải hoạt động gắng sức trong thời gian dài gây suy tim.
  • Rung tâm nhĩ: Ứ máu lâu ngày tại tâm nhĩ trái có thể gây giãn buồng tim, dẫn đến những rối loạn bất thường làm tim đập nhanh, hỗn loạn. Nguy hiểm hơn là sự hình thành cục máu đông (huyết khối) gây ra đột quỵ, nhồi máu cơ tim…
  • Tăng áp động mạch phổi: Do máu từ phổi khó trở về tim gây tăng áp lực tại động mạch phổi, lâu dài có thể gây phù phổi hoặc tăng nguy cơ suy tim phải.

Sự nguy hiểm mà hở van tim hai lá gây ra phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức độ hở van, triệu chứng, biến chứng… Do đó dù hở van nhẹ, bạn vẫn cần thăm khám chuyên khoa tim mạch định kỳ 6 tháng 1 lần để tránh hở van tiến triển nặng.

Những cách điều trị hở van tim 2 lá

Tham khảo những cách điều trị hở van tim 2 lá

Những biện pháp phẫu thuật sửa van hai lá

Sửa chữa phục hồi được chức năng van hai lá đóng kín, sẽ bảo tồn được chức năng cơ tim và tránh cho bệnh nhân phải dùng thuốc chống đông máu vĩnh viễn. Phẫu thuật sửa van hai lá thường phức tạp hơn thay van hai lá nên đòi hỏi phẫu thuật viên có kinh nghiệm về kỹ thuật này.

  • Phẫu thuật thay van hai lá

 Khi thương tổn van nặng nề, nhất là khi do thấp tim hoặc hậu quả của bệnh hẹp tắc động mạch vành, nhiều trường hợp phải thay van hai lá. Có hai loại van nhân tạo được sử dụng: van cơ học và van sinh học. Việc lựa chọn loại van phù hợp bạn nên nghe lời khuyên từ các bác sĩ nội trú điều trị.

  • Phẫu thuật Maze

 Khi bệnh nhân bị rung nhĩ, bác sĩ phẫu thuật có thể tiến hành thêm phẫu thuật Maze bằng cách tạo thêm những đường cắt trong các tâm nhĩ bằng sóng cao tần, siêu âm hoặc nhiệt độ lạnh để ngăn cản những dòng điện bệnh lý là nguyên nhân gây rung nhĩ. Phẫu thuật viên sẽ bàn bạc với bệnh nhân và gia đình về quyết định có tiến hành phẫu thuật Maze hay không vì phẫu thuật này sẽ làm thời gian mổ kéo dài và tăng nguy cơ xuất hiện một số biến chứng.

  • Điều trị bằng thuốc

Các thuốc điều trị có tác dụng làm giảm triệu chứng suy tim, giảm bớt gánh nặng cho tim và tránh các biến chứng như hình thành huyết khối trong tim hoặc nhiễm khuẩn van hai lá. Nhóm thuốc giãn mạch (ví dụ thuốc ức chế men chuyển) làm cho máu lưu thông tốt hơn và giảm gánh nặng tâm thất trái. Tuy nhiên cũng chưa thực sự chứng minh hiệu quả của thuốc này khi điều trị kéo dài cho bệnh nhân hở van hai lá. Thuốc chống đông kháng vitamin K được chỉ định cho những bệnh nhân bị rung nhĩ hoặc sau khi bệnh nhân đã thay van hai lá cơ học.

Khi đã nắm rõ thông tin về việc điểu trị bệnh cũng như nguyên nhân của bệnh hở van tim 2 lá, chúng ta nên tuân thủ theo biện pháp điều trị hay lời khuyên của bác sĩ về tình trạng bệnh để sức khỏe bản thân được đảm bảo.

Nguồn: bacsy.edu.vn