Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Bệnh viêm khớp dạng thấp: Lời khuyên từ bác sĩ tư vấn sức khỏe

Bệnh viêm khớp dạng thấp có ảnh hưởng không nhỏ đến màng hoạt dịch của khớp, gây sưng đau, từ từ bào mòn xương và dẫn đến biến dạng khớp. Nếu người bệnh chủ quan không điều trị, nguy cơ tàn phế rất cao.

Bệnh viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp bệnh chuyên khoa hay gặp trong các bệnh về khớp. Nguyên nhân gây bệnh có thể là do vi khuẩn, virut, dị nguyên nhưng vẫn chưa được xác định chắc chắn. Viêm khớp dạng thấp có liên quan rõ rệt đến giới tính (70-80% bệnh nhân là nữ) và 60-70% gặp ở người trên 30 tuổi. Bệnh cũng có tính di truyền. Các yếu tố thuận lợi khác: môi trường sống ẩm thấp, cơ thể suy yếu mệt mỏi, nhiễm lạnh…

Viêm khớp dạng thấp có thể gây biến chứng co quắp các ngón tay, giảm chức năng vận động ở khớp cổ chân, cổ tay, bàn tay…; gây teo cơ bắp chân, bàn tay… Nếu không được điều trị đúng và kịp thời, biến chứng của viêm khớp dạng thấp không chỉ dừng lại ở việc giảm chức năng vận động, teo cơ, tàn phế mà còn ảnh hưởng xấu đến các cơ quan lục phủ ngũ tạng

Các biểu hiện của bệnh viêm khớp dạng thấp

Theo bác sĩ tư vấn sức khỏe Phạm Hoài Đức, trên lâm sàng Bệnh viêm khớp dạng thấp chia làm hai giai đoạn:

– Giai đoạn đầu: chủ yếu là viêm 1 khớp (trong đó 1/3 số bệnh nhân viêm một trong các khớp nhỏ ở cổ tay, bàn tay, ngón tay);

– Giai đoạn rõ rệt (toàn phần): chủ yếu là các khớp nhỏ ở bàn tay, ngón tay, cổ tay hoặc bàn chân cổ chân. Cũng thường có ở khớp gối, khớp khuỷu. Các khớp khác xuất hiện muộn.

Điều trị viêm khớp dạng thấp bằng phương pháp Đông y?

Chia sẻ từ bác sĩ, giảng viên Ngô Hải Yến hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn nhận định bệnh viêm khớp dạng thấp xếp vào phạm vi chứng tý. Tuỳ giai đoạn mà dùng bài thuốc phù hợp.

Giai đoạn đầu thuộc phạm vi phong hàn thấp tý. Nguyên nhân do ở tuổi trung niên, cân cơ đã bắt đầu suy yếu lại thêm làm việc chân tay quá sức dẫn tới mệt mỏi hoặc bị chấn thương. Do vậy, hàn thấp phong thâm nhập đốc mạch ở vùng cơ khớp gây bệnh.

Phép chữa: Khu phong, tán hàn trừ thấp thông lạc.

Bài 1: Xấu hổ 16g; thổ phục linh, dây đau xương, dây gắm, hy thiêm, ngưu tất đều 12g. Sắc uống ngày 1 thang.

Bài 2: Khương hoạt, phòng phong đều 6g, sinh khương 5 lát, đương qui, xích thược, khương hoàng, hoàng kỳ, quế chi tất cả đều 6g, cam thảo 4g, đại táo 2g. Sắc uống ngày 1 thang.

Ở giai đoạn rõ rệt (lúc bệnh thường có teo cơ biến dạng khớp)

Phép chữa: Bổ can thận, khu phong tán hàn trừ thấp thông kinh lạc.

Bài thuốc gồm: đương qui, thục địa, hà thủ ô, đỗ trọng, độc hoạt, hy thiêm, thổ phục linh, đẳng sâm, kê huyết đằng đều 12g, ngưu tất, xuyên khung 8g; kim ngân, quế chi 6g, can khương 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Nếu biểu hiện sưng nóng trong giai đoạn đầu hoặc thời kỳ tiến triển của bệnh theo Y học cổ truyền là do các tà khí ở trong mạch lạc lâu hoá hoả gây nên, lúc đó ở ngoài có hàn, ở trong có nhiệt.

Dùng bài: Quế chi 8g, bạch thược 12g, ma hoàng 8g, phụ tử 4g, gừng 5 lát, bạch truật 12g, phòng phong 12g, tri mẫu 12g, cam thảo 4g. Sắc uống ngày 1 thang.

Nếu trên lâm sàng có biến dạng khớp song chụp Xquang chưa thấy dính khớp thì có thể kết hợp xoa bóp và châm cứu để giảm đau. Ngoài ra, tuỳ giai đoạn mà hằng ngày người bệnh có thể tự xoa bóp các khớp để đỡ đau và khớp đỡ cứng giúp vận động dễ dàng hơn. Hoặc tự tập các động tác cho khớp bàn tay đơn giản như: cài 10 đầu ngón tay vào nhau, đẩy thẳng ra phía trước (hoặc lên đầu), lòng bàn tay hướng ra ngoài (hoặc lên trên) để điều chỉnh lại sự hài hoà của các gân cơ co duỗi các ngón tay.­­­