Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Bệnh nhiệt miệng: Nguyên nhân và cách phòng ngừa

Nhiệt miệng là tình trạng phổ biến, thường gặp ở nhiều người, đa số vết nhiệt miệng sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy không nguy hiểm nhưng gây khó chịu cho người bệnh, nhất là trong việc ăn uống. 

Nhiệt miệng là gì?

Theo bác sĩ, giảng viên Tô Ngọc Lâm hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ: nhiệt miệng là vết loét nhỏ, nông, xuất hiện ở những mô mềm trong miệng như môi, bên trong má, nướu, tên gọi khoa học là aphthous ulcer. Những vết nhiệt ở miệng thường có máu trắng, đôi khi có màu vàng, viền xung quanh là màu đỏ, chúng có dạng hình tròn hoặc oval.

Vết nhiệt miệng thường gây ra cảm giác khó chịu cho người mắc phải. Khi ăn, khi nói thậm chí khi nuốt nước bọt mà đụng chạm đến vết nhiệt ở miệng cũng gây nên cảm nhác đau nhói khó chịu. Trong trường hợp nặng nhiệt miệng có thể gây viêm cấp, sốt nổi hạch…

Nguyên nhân gây nhiệt miệng

Theo bà Ngọc Anh – bác sĩ tư vấn sức khỏe cho biết: Hiện nay, nhiều chuyên gia trong ngành y tế vẫn chưa tìm được nguyên nhân cụ thể dẫn đến bệnh nhiệt miệng.

Theo như Tây y thì nhiệt ở miệng là do cơ thể bạn thiếu một số loại vitamin và dưỡng chất, rối loạn nội tiết tố, rối loạn tiêu hóa, nhiễm khuẩn răng miệng,… Theo Đông y cho rằng nhiệt ở miệng là do nhiệt độc, ảnh hưởng từ tâm, can, tỳ, vị, thận, ảnh hưởng nhiều do chế độ ăn uống.

chỉ có thể xác định được những yếu tố nguy cơ gây nên nhiệt miệng như môi trường, chế độ dinh dưỡng, sinh vật gây nhiễm trùng, độc tố trong chế độ ăn, ký sinh trùng hoặc thiếu hụt dinh dưỡng như axit folic. Các nguyên nhân làm tổn thương miệng sẽ bao gồm:

Không may cắn vào má gây nên tổn thương, dần dần phát triển thành vết loét miệng.

Ăn những đồ ăn cay nóng, hoặc có nhiều gluten khiến tổn thương vùng miệng.

Bị tổn thương trong quá trình vệ sinh răng miệng như: đánh răng mạnh gây xước chảy máu, sử dụng nước súc miệng hoặc kem đánh răng có chứa sodium lauryl sulfate.

Thiếu các loại vitamin B6, B2, C, thiếu kẽm và acid folic.

Rối loạn nội tiết tố trong kỳ kinh nguyệt hoặc khi mang thai, căng thẳng mệt mỏi trong thời gian dài.

Cách phòng ngừa bệnh nhiệt miệng

Nhiệt miệng sẽ được phòng ngừa hữu hiệu nhất bằng cách hạn chế tối đa các nguy cơ mắc bệnh. Theo bác sĩ Điều dưỡng Nguyễn Minh Châu chia sẻ: Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh là hạn chế tối đa các yếu tố gây bệnh, một số biện pháp có thể áp dụng như sau:

Nghỉ ngơi: tránh làm việc quá sức, duy trì chế độ nghỉ ngơi phù hợp

Tập thể dục đều đặn cải thiện sức khỏe, sức cơ, cân bằng và điều phối

Chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ít chất béo bão hòa và nhiều axit béo omega 3 có trong dầu oliu, dầu cá sẽ có lợi cho sức khỏe.

Giảm căng thẳng trong cuộc sống bằng các bài tập yoga, thái cực quyền, bài thiền hoặc hít thở sâu để hạn chế nguy cơ mắc các bệnh khác nhau, trong đó có bệnh nhiệt miệng.