Nắm được các phương pháp điều trị bệnh viêm phế quản sẽ giúp bệnh nhân sớm phòng ngừa được biến chứng bệnh và bảo vệ sức khỏe cho bản thân và mọi người xung quanh.
Viêm phế quản là bệnh gì?
Viêm phế quản là tổn thương gây ra bởi hệ miễn dịch trước sự tấn công của một tác nhân gây tổn thương tế bào và mô lớp niêm mạc các ống phế quản (đường thở lớn và trung bình); đặc trưng bởi sự xâm nhập các tế bào viêm. Bệnh lý có thể diễn biến cấp tính hoặc mãn tính.Trên lâm sàng hay gặp viêm phế quản tiến triển từ nhiễm trùng đường hô hấp trên, do lạnh hay các vấn đề khác. Viêm phế quản cấp tính có thể khỏi sau vài ngày. Một số ít trường hợp triệu chứng ho có thể còn tiếp diễn trong một tuần dù tình trạng viêm đã tiến triển tốt.
Viêm phế quản mãn tính là tình trạng nghiêm trọng hơn viêm cấp tính. Viêm mạn này thường do điều trị viêm phế quản cấp tính không đúng cách; hoặc gặp phải những kích thích thường xuyên, ví dụ như bệnh nhân nghiện thuốc lá. Viêm phế quản mãn tính là yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
Theo bác sĩ tư vấn sức khỏe Tạ Đình Hoan, mục tiêu điều trị viêm phế quản là điều trị làm giảm các triệu chứng như ho, khó thở; đồng thời không quên điều trị nguyên nhân và dự phòng biến chứng.
Phương pháp điều trị viêm phế quản hiện nay
Mặc dù viêm phế quản cấp tính có thể tự khỏi sau vài ngày, kể cả trường hợp không áp dụng bất cứ phương pháp điều trị gì. Theo đó, bác sĩ có thể kê các đơn thuốc giảm triệu chứng ho và acetaminophen hoặc aspirin. Người bệnh được khuyên uống nhiều chất lỏng để bổ sung nước, thở không khí ấm và ẩm. Tùy theo diễn biến của bệnh, bác sĩ có thể cân nhắc thêm một số nhóm thuốc sau:
Thuốc kháng sinh: Thông thường, viêm phế quản khởi phát do sự xâm nhiễm của virus. Tuy nhiên, thường tiến triển của bệnh dẫn đến nhiễm các vi khuẩn cơ hội tại chỗ. Kháng sinh không có hiệu quả với virus mà được chỉ định trong các trường hợp bội nhiễm vi khuẩn với các triệu chứng nghi ngờ sự nhiễm vi khuẩn như đờm đổi màu xanh, vàng… Kháng sinh cũng được sử dụng như một điều trị dự phòng khi nguy cơ nhiễm trùng thứ phát cao, ví dụ: bệnh nhân tiền sử COPD, nghiện thuốc lá, …
Thuốc ho: Trên lí thuyết, ho là có lợi vì áp lực tạo ra khi ho giúp đẩy chất xuất tiết và các dị vật ra khỏi đường dẫn khí. Vì vậy, cần cân nhắc lợi ích và nguy cơ khi sử dụng thuốc ho. Thông thường, các trường hợp ho khi ngủ hoặc ho nhiều ảnh hưởng chất lượng sống của bệnh nhân, một loại thuốc ho OTC sẽ được chỉ định để cải thiện tình hình và giúp bệnh nhân nghỉ ngơi tốt hơn.
Ngoài ra, theo ThS, giảng viên Cao đẳng Dược Nguyễn Việt Phương hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, hiện tùy thuộc vào tình trạng bệnh mà có thể sử dụng các loại thuốc khác và các bác sĩ sẽ nhắc sử dụng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể sử các bài vật lý trị liệu, phục hồi chức năng cho phổi. Phục hồi chức năng phổi được định nghĩa là một chương trình tập luyện thở, giúp học cách hít thở dễ dàng hơn và tăng khả năng tập thể dục, được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn.
Theo đó, bệnh nhân có thể phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh nhờ các phương pháp sau đây:
Hạn chế chất kích thích như bia rượu, đặc biệt là thuốc lá. Tích cực mang khẩu trang khi ra đường, khi tiếp xúc với hóa chất…
Lắp đặt máy sưởi và máy tạo ẩm: Không khí ấm áp và ẩm được chứng minh làm giảm nguy cơ mắc bệnh cũng như giảm các triệu chứng của viêm phế quản.
Đặc biệt khi có triệu chứng bệnh nguy hiểm thì bệnh nhân nên đến các trung tâm Y tế để thăm khám và điều trị bệnh kịp thời.