Gút là một bệnh ngoại khoa chuyển hóa, đặc trưng là có những đợt viêm khớp cấp tái phát và lắng đọng natri urat trong các mô, gây ra do tăng acid uric trong máu.
- Bác sĩ hướng dẫn điều trị và cách phòng chống bệnh Gout
- Triệu chứng lâm sàng và cách điều trị bệnh nhồi máu cơ tim
Nguyên nhân bệnh Gout
Nguyên nhân gây ra bệnh gút là do acid uric trong máu tăng cao. Chuẩn để xác định acid uric máu cao là khi đo nồng độ acid uric vượt qua giới hạn tối đa của độ hòa tan của urat trong huyết tương.
Cụ thể giới hạn tối đa mà nếu vượt qua sẽ được coi là tăng acid uric máu là 420 µmol/l đối với nam, 360 µmol/ đối với nữ.
Phân loại bệnh gút
Bệnh gút cấp, gút mạn tính và thời gian ổn định giữa các cơn gút cấp.
Đây là bệnh thường gặp ở các nước phát triển, chiếm khoảng 0,02- 0,2% dân số, gặp chủ yếu ở nam giới (95%), tuổi trung niên.
Bác sĩ ngoại khoa nói về Triệu chứng lâm sàng bệnh Gút
Thời gian từ khi tăng acid uric máu đến khi xuất hiện cơn gút cấp là khoảng 10 đến 30 năm.
Lâm sàng
Vị trí
– Thường gặp các khớp ở chi dưới như khớp bàn ngón chân cái, khớp gối, khớp bàn ngón khác, khớp cổ chân, hơn 50% các trường hợp có triệu chứng đầu tiên ở khớp bàn ngón chân cái.
Cơn gút cấp thường xuất hiện tự nhiên hoặc sau những điều kiện thuận lợi như: Sau một bữa ăn nhiều rượu, thịt, sau chấn thương hoặc phẫu thuật, sau một bệnh lý khác, sau dùng một số thuốc Steroid, B12, thuốc lợi tiểu, aspirin…
+ Đau đầu, mệt mỏi, đau thượng vị, táo bón, ợ hơi, đái nhiều, đái rắt.
+ Tại chỗ: Khó cử động chi dưới, nổi tĩnh mạch, tê bì ngón chân cái.
– Viêm khớp khởi phát đột ngột, đau dữ dội kèm theo sưng nóng và đỏ ở khớp bị tổn thương, đau tăng dần đến mức tối đa sau 8- 12 tiếng
– Khớp đau ghê gớm, đau bỏng rát, đau tăng về đêm, ngày giảm đau.
– Khớp bị tổn thương sưng, da trên đó hồng hoặc đỏ, khớp lớn thường kèm tràn dịch, khớp nhỏ thường phù nề.
– Các triệu chứng viêm rất nhạy cảm với colchicin, có thể thuyên giảm hoàn toàn sau 48 giờ.