Theo thống kê của Sở Y tế, có tới 20 – 25% người cao tuổi mắc phải chứng bệnh khô miệng. Vậy phải làm thế nào để khắc phục chứng bệnh này?
- Thông tin và tác dụng cần biết về thuốc Klamentin 250
- Pha thuốc kháng sinh với sữa có ảnh hưởng gì không?
- Các kiểu kết hợp thuốc cực kỳ nguy hiểm!
Chứng khô miệng thường bắt gặp ở người già do uống không đủ nước
Chào bác sĩ: “Năm nay tôi ngoài 80 tuổi, là cán bộ đã về hưu. Qua kiểm tra sức khỏe định kỳ sức khỏe của tôi đều bình thường. Ban ngày ăn uống sinh hoạt cũng bình thường, nhưng cứ về đêm đi ngủ lại bị khô miệng, nóng và khát nước. Vì thế, nửa đêm tôi buộc phải dậy đi uống nước và gây khó ngủ trở lại. Xin bác sĩ cho tôi biết mình đang mắc phải chứng bệnh gì? Làm thế nào để khắc phục chứng bệnh này? ” (Hào Nam – Hà Nội).
Nguyên nhân gây chứng bệnh khô miệng ở người cao tuổi
Theo thống kê của Sở Y tế: Có tới 20-25% người cao tuổi là nạn nhân của chứng bệnh khô miệng. Có nhiều nguyên nhân gây khô miệng như:
- Do thiếu tiết nước bọt: người già do ít có cảm giác khát nên thường uống không đủ nước, nhất là buổi tối sợ đi tiểu đêm, điều này khiến lượng nước bọt tiết ra bị giảm đi.
- Nuốt nhiều nước bọt: thường gặp ở những người có bệnh lý vùng khoang miệng (khuyết răng, sâu răng, hàm giả không ổn định…); khi ngủ thở bằng miệng…
Một số bệnh lý cũng dẫn đến khô miệng như: u lympho, bệnh lý thần kinh, nội tiết (như đái tháo đường, đái tháo nhạt, thiếu máu…). Ngoài ra, do dùng một số thuốc gây giảm tiết nước bọt: các loại thuốc chữa tăng huyết áp, loạn nhịp tim, dị ứng, một số thuốc giảm đau, chống viêm thông thường…).
Làm thế nào để khắc phục chứng khô miệng ở người cao tuổi?
Cách khắc phục chứng bệnh khô miệng ở người cao tuổi
Với trường hợp của bác Hào Nam – Hà Nội: Để khắc phục chứng khô miệng ở người cao tuổi, Dược sĩ đại học Đặng Nam Anh nguyên giảng viên trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khuyên bác như sau: Đối với chứng bệnh khô miệng ở người cao tuổi cần phải được điều trị theo nguyên nhân gây bệnh nếu có thể.
Các biện pháp điều trị bổ sung gồm: Giảm liều thuốc gây khô miệng hoặc thay bằng các loại thuốc khác, tăng cường uống nước và nhai kẹo chua, kẹo cao su để kích thích tiết nước bột. Bên cạnh đó, mỗi khi tỉnh giấc, người bệnh nên làm động tác súc miệng khô, gõ 2 hàm răng vào nhau và dùng đầu lưỡi cà lợi. Người bệnh cần làm từ trái sang phải lợi trong răng rồi chuyển ra lợi bên ngoài răng. Mỗi lần vài phút sẽ giúp kích thích tăng tiết nước bọt và giảm khô miệng, chắc răng cho người bệnh.
Nếu sử dụng những biện pháp trên không hiệu quả, người bệnh cần đến tại trung tâm y tế, bệnh viện thăm khám và nhờ các bác sĩ tư vấn, hướng dẫn cách điều trị hiệu quả nhất.
Nguồn: Cao đẳng Dược