Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Bác sĩ chia sẻ về bệnh viêm màng não do não mô cầu

Viêm màng não do não mô cầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính và xảy ra đột ngột, do vi khuẩn não mô cầu Neisseria meningitidis gây nên tình trạng màng bao quanh não dẫn tới tủy sống bị viêm.

Những thông tin cần nắm vững về bệnh viêm màng não do não mô cầu

Bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết viêm màng não mô cầu là bệnh lý nhiễm khuẩn nghiêm trọng, trong khoảng thời gian rất ngắn và sau những triệu chứng đầu tiên xuất hiện có thể gây đe dọa đến tính mạng của một người đang khỏe mạnh, đặc biệt là trẻ em.

Phần lớn bệnh nhân bị viêm màng não do não mô cầu đều được chữa khỏi, tuy nhiên kể cả đã được điều trị thì có khoảng 10 – 15% bệnh nhân phải chịu các thương tật vĩnh viễn như tổn thương não, mất thính lực, học tập kém,… và 10 -15 % bệnh nhân tử vong.

Bất cứ ai đều có cảm nhiễm với vi khuẩn não mô cầu, do đó mọi người dù ở độ tuổi nào cũng đều có nguy cơ mắc viêm màng não do não mô cầu, tuy nhiên nhóm tuổi có nguy cơ mắc bệnh cao nhất là trẻ em và thanh thiếu niên và đây cũng ở nhóm tuổi có số người lành mang vi khuẩn nhiều nhất.

Nguyên nhân nào dẫn tới bệnh viêm màng não do não mô cầu?

Tác nhân gây viêm màng não mô cầu được xác định là do vi khuẩn não mô cầu Neisseria meningitidis, thường sống trong bào tương của bạch cầu đa nhân ở dạng 2 tế bào cạnh nhau như 2 hạt cà phê và là vi khuẩn gram (-).

Vì sức đề kháng của vi khuẩn não mô cầu rất yếu nên chỉ sống được vài giờ khi ra ngoài cơ thể và sẽ chết ở nhiệt độ 560C trong 30 phút hoặc 600C trong 10 phút, nhưng ở nhiệt độ -200C vi khuẩn vẫn có thể sống được.

Căn cứ vào những kháng nguyên polyozit, vi khuẩn não mô cầu được chia thành 4 nhóm chính là A, B, C và D. Trong đó thường gặp nhất là não mô cầu nhóm A và B.

Ngoài ra, các vi khuẩn não mô cầu còn được chia theo nhóm huyết thanh, được phân làm 13 nhóm trong đó có nhóm huyết thanh W-135, X, Y và Z. Những vi khuẩn thuộc nhóm huyết thanh này thường ít độc lực nhưng có thể gây bệnh rất nghiêm trọng và có khả năng gây lây lan thành dịch rất cao.

Bác sĩ cho biết bệnh do vi khuẩn não mô cầu nhóm A chiếm tỷ lệ rất cao do chúng có thể tồn tại rất lâu ở vùng bán sa mạc Sahara ở miền trung Châu Phi. Theo thống kê ở nước ta, nguyên nhân gây bệnh viêm màng não mô cầu chủ yếu là do vi khuẩn não mô cầu nhóm A.

Triệu chứng thường gặp ở bệnh viêm màng não do não mô cầu

Triệu chứng sớm: Sốt cao (39 – 40 độ); buồn nôn và nôn; cáu gắt; bỏ ăn; đau đầu, chóng mặt, đau họng, chảy nước mũi.

Triệu chứng muộn: ban đỏ xuất hiện ở những vùng da mỏng, đầu các ngón tay, chân; các ban xuất huyết hình sao hoặc mụn nước; cứng gáy, đau cổ; sợ ánh sáng, mê sảng, lú lẫn, co giật, bị mất ý thức, rối loạn cảm giác.

Ở các địa phương có bệnh bùng phát thành dịch lưu hành, theo thống kê có khoảng 5 – 10% số người nhiễm não mô cầu mà không xuất hiện triệu chứng, đây là nguồn lây truyền rất quan trọng trong cộng đồng.

Bệnh viêm màng não mô cầu khởi phát tiến triển rất nhanh và nguy hiểm, ngay khi nhận thấy có các triệu chứng bất thường, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị kịp thời.

Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm màng não do não mô cầu

Xét nghiệm mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân là phương pháp chẩn đoán bệnh viêm màng não do não mô cầu phổ biến nhất.

Mẫu bệnh phẩm thường là: Chất nhầy ở thành họng. Lấy máu hoặc chích lấy dịch mụn nước hoặc ban xuất huyết. Lấy dịch não tuỷ.

Phương pháp xét nghiệm: Nhuộm gram soi kính hiển vi để tìm song cầu khuẩn hình hạt cà phê, gram (-), thường nằm trong bào tương của bạch cầu đa nhân. Phân lập vi khuẩn não mô cầu.

Điều trị bệnh viêm màng não do não mô cầu

Dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết các loại thuốc kháng sinh dùng để điều trị và dự phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu là sunfamit, penicillin hoặc các kháng sinh khác.

Điều trị dự phòng: bằng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ

Điều trị đặc hiệu:

Trẻ sơ sinh đến 3 tháng tuổi: bác sĩ thường chỉ định dùng ampicillin 200 mg/kg và cephalosporin thế hệ III 100 mg/kg, có thể tiêm tĩnh mạch từ 2 đến 3 lần trong 24 giờ.

Trẻ dưới 10 tuổi: ampicillin 200 mg/kg và chloramphenicol 25 mg/kg hoặc ampicillin và cephalosporin liều như trên tiêm tĩnh mạch 4 lần trong 24 giờ.

Đối với người lớn: có thể dùng penicillin G 2 triệu đơn vị, tiêm tĩnh mạch cách 2 giờ/lần hoặc ampicillin 2 gam, hoặc cephalosporin thế hệ III 2 gam, tiêm tĩnh mạch 4 lần trong 24 giờ. Thời gian điều trị trung bình 10 ngày.