Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Bác sĩ chia sẻ tác động của bệnh Alzheimer đến cuộc sống của người bệnh và gia đình

Bệnh Alzheimer là một trong những căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi. Không chỉ làm suy giảm sức khỏe của bệnh nhân, bệnh còn gây ra nhiều khó khăn trong cuộc sống hàng ngày của họ.

Cùng các bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM tìm hiểu những tác động của bệnh Alzheimer đến cuộc sống của người bệnh và gia đình

Trí nhớ giảm dần

Triệu chứng chính của bệnh Alzheimer là sự mất trí nhớ, bệnh nhân thường quên những việc vừa xảy ra nhưng lại nhớ những ký ức xa xưa. Điều này gây phiền toái và mệt mỏi cho những người xung quanh người bệnh. Khi bệnh diễn tiến, các kí ức về quá khứ cũng sẽ bị mất dần theo thời gian.

Không thể hoàn thành nhiệm vụ hàng ngày

Bệnh Alzheimer gây nhiều nỗi sợ hãi cho người mắc bệnh vì ảnh hưởng lớn đến cuộc sống hàng ngày. Bệnh nhân có thể quên những việc cần làm hoặc quên ngay khi đang thực hiện, khiến cho cuộc sống trở nên mệt mỏi và nhàm chán hơn.

Việc diễn tả về ngôn ngữ gặp khó khăn

Bệnh nhân bị Alzheimer có thể thể hiện những suy nghĩ mơ hồ khó hiểu hoặc thậm chí không còn khả năng diễn đạt ngôn ngữ.

Mơ hồ về không gian và thời gian

Bệnh Alzheimer có thể khiến bệnh nhân không nhận ra ngày tháng năm hiện tại, không biết mình đang ở đâu và không thể tìm đường về nhà khi ra khỏi cửa. Một trong những hậu quả khác của bệnh là bệnh nhân có thể không nhận ra được người thân trong gia đình như con cháu, vợ hoặc chồng, đặc biệt là ở những trường hợp nghiêm trọng hơn các giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết thêm.

Khả năng lý giải và khả năng suy đoán giảm

Tình trạng này có thể làm giải thích cho việc bệnh nhân không thể lựa chọn quần áo phù hợp với thời tiết, ví dụ như mặc áo bông giữa mùa đông hay áo cộc tay giữa mùa hè. Bệnh nhân cũng không thể theo kịp tư duy và suy nghĩ của người đối diện trong cuộc trò chuyện, thậm chí trong những sự việc nhỏ.

Đa nghi, hoang tưởng

Theo các bác sĩ tư vấn sức khỏe đại đa số các triệu chứng hoang tưởng của bệnh Alzheimer bao gồm các quan niệm sai lầm về việc bị người khác hại, ví dụ như cho rằng đồ đạc của mình bị đánh cắp. Bệnh nhân cũng có khả năng gặp khó khăn trong giao tiếp xã hội, trở nên ít chủ động và mất đi sự hứng thú với các hoạt động tập thể. Ngoài ra, họ cũng thường không có cảm giác được thoải mái khi giao tiếp với người khác.

Giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội mong rằng những thông tin về căn bệnh Alzheimer được chia sẻ ở trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh và có những giải pháp phòng ngừa và chăm sóc sức khỏe cho chính mình và những người thân yêu trong gia đình.