Bệnh viêm tai giữa phổ biến ở trẻ em và người lớn, mang lại cảm giác khó chịu cho người bệnh. Để hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị, xin vui lòng đọc bài viết sau.
- Bác sĩ hướng dẫn cách nhận biết và điều trị bệnh tiểu đường type 1
- Bác sĩ tư vấn những yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh tiền tiểu đường
- Bác sĩ khuyến cáo những thời điểm tắm có thể dẫn đến tử vong
Viêm tai giữa là gì?
Theo các bác sĩ và giảng viên Cao đẳng Dược, Tai người có 3 phần: Tai ngoài, giữa và trong. Viêm tai giữa là bệnh tai phổ biến nhất, thuộc nhóm bệnh liên quan đến đường hô hấp trên. Bệnh thường gây đau do viêm nhiễm và tích tụ chất dịch trong tai giữa. Viêm tai giữa có 2 dạng là cấp tính và mạn tính. Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm tai xương chũm, viêm màng não, áp xe não, liệt mặt,…
Triệu chứng viêm tai giữa người lớn
Triệu chứng viêm tai giữa ở người lớn
- Sốt và cảm thấy mệt mỏi, mất nước thường xuyên.
- Đau đầu kéo dài thường xuyên, gây mất ngủ.
- Đau và nhức trong tai liên tục, gây khó chịu và mất tập trung, có thể dẫn đến chảy dịch từ tai.
- Ù tai và khả năng nghe kém, có thể gây điếc nếu không được điều trị kịp thời.
Nguyên nhân của bệnh viêm tai giữa người lớn
- Các bệnh viêm đường hô hấp, viêm amidan, cúm,… có thể dẫn đến viêm tai giữa. Điều này xảy ra vì tai, mũi và họng có mối quan hệ mật thiết và khi mũi và họng bị viêm nhiễm, tai dễ bị ảnh hưởng.
- Tiếp xúc với khói bụi và khói thuốc lá có thể gây ra viêm tai giữa.
- Viêm tai giữa có thể xảy ra khi không chú ý làm sạch tai và gây chấn thương khi nước lọt vào tai trong quá trình tắm gội.
Điều trị viêm tai giữa người lớn
Giảng viên Cao đẳng Y Dược Hà Nội cho hay, Viêm tai giữa ở người lớn được chia thành 3 giai đoạn
- Giai đoạn sung huyết: Bệnh nhân cần điều trị nội khoa bằng kháng sinh toàn thân, thuốc chống viêm, chống phù nề, giảm đau, hạ sốt, và cân nhắc điều trị cho mũi và họng.
- Giai đoạn ứ mủ: Trong giai đoạn này, bác sĩ có thể tư vấn bệnh nhân thực hiện trích rạch màng nhĩ và sử dụng đồng thời các loại thuốc điều trị toàn thân như giai đoạn sung huyết.
- Giai đoạn vỡ mủ: Khi viêm tai giữa tiến vào giai đoạn này, dịch mủ ứ đọng trong tai giữa sẽ tự phá vỡ phần mỏng nhất của màng nhĩ, chảy ra ngoài. Lúc này, màng nhĩ bị thủng, và việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
Các loại thuốc điều trị viêm tai giữa ở người lớn
Thuốc điều trị toàn thân
- Kháng sinh đường uống hoặc tiêm: Thường là các nhóm beta-lactam, quinolon, và macrolid, được sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn gây viêm.
- Thuốc chống viêm corticoid ngắn ngày (7 – 10 ngày) hoặc thuốc kháng viêm non-steroid: Được sử dụng để ngăn chặn tiến triển viêm, phục hồi cấu trúc mô bị tổn thương và giảm triệu chứng viêm.
- Thuốc hạ sốt, giảm đau: Paracetamol là lựa chọn thông dụng và an toàn nhất, với liều dùng theo hướng dẫn trên vỏ hộp hoặc theo chỉ định của y bác sĩ.
Thuốc điều trị tại chỗ
- Thuốc nhỏ mũi: Sử dụng các loại thuốc chống sung huyết, co mạch, chống viêm, và giảm phù nề để làm sạch hốc mũi, giúp tái thiết niêm mạc tai giữa và giúp dịch mủ thoát ra ngoài thông qua đường vòi tai. Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm otrivin 0,05%, collydexa, sunfarin, naphazolin, xylometazolin,…
- Thuốc nhỏ tai: Trong trường hợp viêm tai không thủng màng nhĩ, các loại thuốc nhỏ tai như cortiphenicol, polydexa, cồn boric ấm, otipax,… có thể được sử dụng. Trong trường hợp viêm tai có thủng màng nhĩ, bác sĩ có thể chỉ định các thuốc nhỏ tai được bào chế bằng các kháng sinh an toàn cho ốc tai như effexin, rifamycin,…