Trong vài năm trở lại đây, thị trường thức ăn nhanh ở Việt Nam phát triển và ngày càng mở rộng, chúng có thể mang lại nhiều tiện ích nhưng chúng ẩn chứa nhiều nguy hại.
- Điều kì diệu bên trong bộ não con người
- Thực phẩm dễ gây sảy thai bà bầu nên tránh
- Tác hại từ việc uống và tiêm thuốc trắng da là gì?
Những nguy hại đến sức khỏe khi sử dụng nhiều thức ăn nhanh
Thói quen sử dụng thức ăn nhanh cũng như thói quen ăn uống hằng ngày tiềm ẩn nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người. Dưới đây đề cập những tác hại mà thức ăn nhanh mang lại.
Ảnh hưởng xấu lên chuyển hóa và tim mạch
Thức ăn nhanh là loại thức ăn giàu năng lượng nhưng nghèo dinh dưỡng, trên thực tế chúng chứa nhiều carbonhydrate, ít chất xơ, vitamin, chất dinh dưỡng. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, cần hạn chế đường trong khẩu phần ăn hằng ngày và chỉ dừng lại ở mức 6-8 muỗng cafe đường/ngày. Chỉ cần bạn uống 1 lon coca cola đã chứa tới 8 muỗng đường. Trong quá trình chế biến, chất béo chuyển hóa tìm thấy trong bánh pizza, bánh ngọt, bánh quy, khoai tây chiên,… và khi sử dụng chúng có nguy cơ tăng cholesterol xấu, giảm cholesterol tốt, tăng nguy cơ mắc các bệnh học như cao huyết áp, tim mạch, đái tháo đường,…
Ảnh hưởng xấu lên hệ thần kinh trung ương
Thức ăn nhanh chủ yếu đáp ứng chống đói trong thời gian ngắn vì không đủ thời gian chế biến hoặc quá bận bịu để chế biến đồ ăn nhưng lâu dài mang lại những tiêu cực lên hệ thần kinh trung ương. Những người thường xuyên ăn thức ăn nhanh có nguy cơ bị trầm cảm cao gấp đôi những người không hoặc ít ăn thức ăn nhanh và các loại bánh ngọt, nước ngọt đóng chai.
Tác động tiêu cực lên hệ thống da, tóc, móng
Thức ăn nhanh giàu carbohydrat, đó chính là nguyên nhân gây nên mụn trứng cá do chúng làm tăng đường máu. Trẻ em và thanh thiếu niên nếu sử dụng thức ăn nhanh từ 3 lần/ tuần trẻ nên có khả năng bị vấn đề mụn trứng cá cao gấp đôi những bạn cùng tuổi ít sử dụng hoặc không sử dụng. Nếu sử dụng quá nhiều có thể gây bệnh chàm bội nhiễm dễ tái phát lại nhiều lần.
Đồ ăn nhanh cung cấp nhiều natri (muối) gây hại
Cung cấp nhiều natri (muối) gây hại
Theo các chuyên gia tư vấn trên trang tin tức y tế cho biết, thức ăn nhanh hấp dẫn đối với con người là do sự kết hợp của đường, muối và chất béo. Lượng muối cao trong thức ăn nhanh là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu nước trong cơ thể. Người sử dụng nhiều chúng cảm thấy sưng húp một số cơ quan trong cơ thể đặc biệt là vùng mặt. Chế độ ăn nhiều muối cũng gây ra bệnh tăng huyết áp, bệnh tim mạch và tác động xấu lên hệ thần kinh. Mỗi bữa ăn nhanh đã đủ lượng natri cho cả một ngày dài của bạn. Vì thế nên hạn chế nạp muối vào cơ thể đặc biệt là thức ăn nhanh.
Tác động xấu lên hệ hô hấp
Thức ăn nhanh giàu năng lượng nên gây tăng cân, béo phì và dễ dàng gây bênh hô hấp như là hen suyễn, khó thở. Người thừa cân, béo phì dễ mắc các bệnh về tim mạch, phổi và các bộ phận khác của cơ thể. khi lao động nhẹ hoặc vận động nhẹ cũng có thể cảm thấy khó thở, hô hấp kém. Trẻ em sử dụng thức ăn nhanh tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn.
Giảm khả năng sinh sản
Thức ăn vặt và đồ ăn nhanh chứa chất béo chúng cũng chứa phthalate. Phthalate là hóa chất cản trở hoạt động của hormone trong cơ thể đặc biệt là hoocmon sinh sản gây nên tình trạng rối loạn khả năng sinh sản, dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Ngoài ra, các bác sĩ tư vấn cũng cho biết, trong thức ăn nhanh chứa nhiều đường và carbohydrate gây tăng nồng độ axit trong khoang miệng gây các bệnh về răng miệng như sâu răng, viêm lợi, hỏng men răng,… béo phì cũng gây áp lực lên hệ cơ xương khớp do tăng trọng lượng cơ thể. người bị béo phì dễ bị gãy xương, viêm khớp gối,…
Nguồn: bacsy.edu.vn