Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Những điều cần biết về bệnh thoái hóa khớp gối

Bệnh thoái hóa khớp có thể để lại nhiều biến chứng bệnh nguy hiểm, vì thế cần nắm được thông tin về căn bệnh này để có hướng phòng ngừa và điều trị bệnh kịp thời.

Những điều cần biết về bệnh thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là căn bệnh diễn tiến âm thầm nên rất ít người phát hiện kịp thời. Thường  khi chúng ta phát hiện ra bệnh thì bệnh đã tiến triển nặng gây nên các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức sinh khỏe, sinh hoạt và lao động hàng ngày của người bệnh.

Thoái hóa khớp gối là gì?

Theo các bác sĩ tư vấn, khớp gối có vị trí tiếp giáp giữa ba xương: đầu dưới của xương đùi, đầu trên của xương chày và mặt sau của xương bánh chè, được che phủ bởi sụn khớp. Vai trò của khớp gối rất quan trọng, nó gánh toàn bộ cơ thể và là khớp vận động nhiều nhất, do đó nó rất dễ bị thoái hóa. Thoái hóa khớp gối là hiện tượng xảy ra những thương tổn trước hết trên bề mặt sụn khớp. Theo thời gian thì sụn khớp của cơ thể bị bào mòn, trở nên xù xì và mỏng, mất tính đàn hồi dẫn đến mất khả năng bảo vệ được đầu xương. Từ đó, xảy ra những biến đổi ở bề mặt khớp, tăng sự lắng đọng canxi hình thành các gai xương, cuối cùng dẫn đến các biến dạng khớp, làm hư khớp.

Các triệu chứng của thoái hóa khớp gối như thế nào?

Các triệu chứng của bệnh thoái hóa khớp gối khá rõ ràng, cụ thể như sau:

  • Đau hơn khi bạn hoạt động, nhưng cảm thấy tốt hơn một chút khi nghỉ ngơi
  • Sưng
  • Cảm giác ấm trong khớp
  • Cứng khớp gối, đặc biệt là vào buổi sáng hoặc khi ngồi một lúc
  • Giảm khả năng vận động của đầu gối khiến cho việc ngồi vào và ra khỏi ghế hoặc xe hơi, sử dụng cầu thang hoặc đi bộ trở nên khó khăn
  • Nghe thấy tiếng kêu, âm thanh giống như rạn nứt khi đầu gối di chuyển

Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối chính là giảm đau và phục hồi vận động. Theo đó, phác đồ điều trị điển hình thường bao gồm sự kết hợp của các liệu pháp điều trị dưới đây theo chỉ định của bác sĩ:

Các triệu chứng của thoái hóa khớp gối như thế nào?

  • Giảm cân: giảm trọng lượng cơ thể có thể giúp giảm đáng kể áp lực lên khớp gối và tình trạng đau do thoái hóa khớp gối.
  • Tập thể dục: tăng cường vận động cơ bắp xung quanh đầu gối làm cho khớp gối ổn định hơn và giảm đau.
  • Uống thuốc: Sử dụng thuốc kháng viêm giảm đau (NSAIDs) như thuốc có hoạt chất meloxicam, ibuprofen…
  • Tiêm thuốc: Tiêm corticosteroid (kháng viêm) hoặc axit hyaluronic (bôi trơn) vào đầu gối.
  • Phương pháp điều trị thay thế: kem thoa tại chỗ với capsaicin, châm cứu hoặc sử dụng glucosamine và chondroitin hoặc SAMe.
  • Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng: giúp làm khỏe cơ, tăng độ linh hoạt cho khớp gối.
  • Phẫu thuật: Phẫu thuật điều trị thoái hóa khớp gối bao gồm: nội soi khớp, cắt xương và thay khớp gối.

Cách ngăn ngừa bệnh thoái hóa khớp gối hiệu quả

Để phòng ngừa những biến chứng bệnh có thể xảy ra thì bạn cần nắm được cách ngăn ngừa bệnh hiệu quả, cụ thể như:

  • Kiểm soát cân nặng: Chỉ cần giảm 5% trọng lượng cơ thể là đã có thể giảm tối đa áp lực lên gối, hông và lưng.
  • Tập thể dục: Bạn cần thực hiện các bài tập giúp tăng cường sức mạnh của cơ và linh hoạt các khớp như đạp xe, bơi lội…
  • Tránh chấn thương: Hãy tìm cách phòng tránh chấn thương đầu gối khi luyện tập, chơi thể thao hoặc khi làm việc.

Cách ngăn ngừa bệnh thoái hóa khớp gối hiệu quả

Trong cuốn Cẩm nang sức khỏe cũng ghi rất rõ bạn nên thực hiện một chế độ dinh dưỡng lành mạnh có những thực phẩm giàu omega 3 như cá béo, các loại hạt như quả óc chó, đậu tương, hạt lanh, dầu oliu và những thực phẩm giàu vitamin D như cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi và cá trích, sữa, ngũ cốc giàu vitamin D và trứng.

Mặc dù thoái hóa khớp và loãng xương là hai bệnh khác nhau, song lại đều liên quan đến sức khỏe xương khớp. Nếu duy trì lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và chế độ tập luyện thường xuyên, bạn sẽ có thể ngăn ngừa được cả hai căn bệnh này!

Nguồn: bacsy.edu.vn