Phải làm gì khi trẻ bị sốt phát ban là điều quan tâm của rất nhiều bậc phụ huynh, nhất là trong giai đoạn bệnh có nguy cơ bùng phát thành dịch như hiện nay.
- Thiếu ngủ một trong những nguyên nhân gây bệnh tiểu đường
- Bác sĩ tư vấn nhận biết triệu chứng bệnh sốt xuất huyết ở trẻ
- Tiết lộ những thông tin bạn nên biết về bệnh thủy đậu
Bệnh sốt phát ban rất thường gặp ở trẻ nhỏ
Sốt phát ban là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh, do virus đường hô hấp gồm virút sởi, virút gây bệnh rubella, adeno virút, echo virút, nhóm enterovirus…gây nên. Bệnh lây nhiễm rất nhanh qua đường hô hấp và có thể nhanh chóng bùng phát thành dịch. Do đó để giúp con nhanh chóng khỏi bệnh thì cha mẹ cần phải lưu ý những điều dưới đây!
Triệu chứng nhận biết trẻ bị sốt phát ban
Với trẻ bị phát ban do virus sởi thì trẻ thường bị sốt, có khi sốt cao trên 39 độ C. Khi dấu hiệu sốt giảm sẽ xuất hiện dấu hiệu phát ban. Vết ban đỏ thường xuất hiện ở sau tai sau đó lan ra mặt, rồi lan dần xuống ngực bụng và ra toàn thân. Bên cạnh đó trẻ thường kèm theo những triệu chứng như chảy nước mũi, ho hay đỏ mắt.
Theo tin tức Y Dược cho biết, với những trẻ bị sốt phát ban do virus rubella lúc đầu các nốt ban sẽ ở mặt sau đó lan xuống dưới chân, thời gian phát ban thường kéo dài khoảng 3 ngày. So với phát ban sởi thì phát ban do rubella thường dày hơn và có màu nhạt hơn ban sởi, có thể kèm theo tình trạng sưng hạch sau tai, hạch cổ và dưới chẩm, bệnh nhân có thể bị đau khớp. Virút gây bệnh rubella khá lành tính đối với trẻ nhưng lại rất nguy hiểm cho phụ nữ mang thai.
Bệnh rất thường gặp vào mùa đông do thời tiết thay đổi, không khí ẩm thấp. Trẻ em có nguy cơ mắc phát ban là do sức đề kháng của trẻ chưa phát triển toàn diện. Do đó cha mẹ cần phải biết cách bảo vệ con khỏi những tác nhân gây bệnh.
Xử lý thế nào khi trẻ bị sốt phát ban?
Đây cũng là mối quan tâm của rất nhiều bậc phụ huynh có con trẻ đang mắc phải tình trạng bệnh này, nhất là với những ông bố bà mẹ chưa có kinh nghiệm chăm sóc con cái!
Khi trẻ bị sốt phát ban, trong bất kỳ trường hợp nào các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị. Đặc biệt, nếu phát hiện ra trẻ có những triệu chứng như sốt cao không hạ, trẻ ngủ li bì có dấu hiệu hôn mê, trẻ bị khó thở, thở nhanh thì các bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp các bác sĩ ngay lập tức để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Nếu trẻ chỉ bị những triệu chứng thông thường cha mẹ nên làm thông mũi trẻ bằng nước muối loãng và khăn giấy mềm để giúp trẻ dễ ăn uống và bú sữa mẹ. Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường, nhất là những loại nước ép trái cây tươi để đảm bảo việc cung cấp đủ nguồn vitamin cho cơ thể, cải thiện sức đề kháng, giúp trẻ hạ sốt. Vệ sinh cho da trẻ luôn sạch và khô thoáng. Tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc với nước và gió.
Bên cạnh đó, cha mẹ hãy luôn bảo đảm việc bổ sung vitamin A với liều lượng phù hợp theo lứa tuổi để bảo vệ đôi mắt cho trẻ, cho trẻ ăn nhiều hơn bình thường, ăn thành nhiều bữa, ăn thức ăn dễ tiêu và giúp trẻ tăng sức đề kháng.
Sốt phát ban là một bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, việc chăm sóc, điều trị không đúng cách rất nguy hiểm và có nguy cơ dẫn tới biến chứng như viêm phổi, viêm tai giữa, nặng hơn sẽ là viêm não. Trong khoảng thời gian từ 7 ngày trước phát ban và trong lúc phát ban là thời gian bé có khả năng lây bệnh cao nhất. Sự nguy hiểm ở đây là bệnh rất dễ lây lan và nguồn lây bệnh không thể phát hiện được cho đến khi bé bị nhiễm có triệu chứng phát ban 7 ngày sau đó. Biện pháp cách ly đến thời điểm này cũng được xem là đã quá muộn
xử lý thế nào khi trẻ bị sốt phát ban
Cách phòng ngừa hiệu quả bệnh sốt phát ban cho trẻ
Bác sỹ tư vấn cách để trẻ phòng ngừa hiệu quả bệnh sốt phát ban, cha mẹ nên hạn chế cho con tới những nơi công cộng, đông người, những nơi đang có dịch, nếu phải đi ra ngoài thì cần phải đeo khẩu trang cho trẻ.
Cách tốt nhất để hạn chế nguy cơ trẻ bị phát ban là tiêm phòng. cha mẹ có thể tiêm phòng virus sởi khi trẻ được 9 tháng tuổi theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Tiêm phòng virus Rubella chung với quai bị và sởi bằng vắc-xin 3 trong 1 khi trẻ được 12 tháng – 15 tháng tuổi và tiêm nhắc liều thứ 2 khi trẻ được 4 tuổi – 6 tuổi.
Nguồn: bacsy.edu.vn