Nhiệt miệng gây ra không ít bất tiện trong lúc ăn uống. Tuy nhiên bạn có thể chữa nhiệt miệng hiệu quả bằng một số cách đơn giản ngay tại nhà.
- Ăn chay đúng cách để khỏe mạnh
- Cách phòng chống ngộ độc hải sản
- Chế độ dinh dưỡng phòng tránh ung thư hiệu quả nhất
Nhiệt miệng gây ra không ít bất tiện trong lúc ăn uống
Nhiệt miệng là bệnh gì?
Bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: nhiệt miệng hay còn gọi là loét áp-tơ (aphthous), là một vết loét ở vùng miệng hoặc vết rộp nhỏ, có màu trắng, vàng hay màu đỏ bao quanh, phát triển ở những mô mềm bên trong má hoặc môi, bên dưới lưỡi hoặc trên nướu.
Không giống như mụn nước hay lở ở miệng, nhiệt miệng không nằm ngoài miệng và bệnh không hề bị lây lan. Tuy nhiên bệnh sẽ gây đau nhức cho người bệnh đặc biệt là lúc ăn và lúc nói.
Nguyên nhân và biểu hiện bệnh nhiệt miệng?
- Thiếu vitamin B, kẽm, axit folic hoặc sắt.
- Thay đổi hooc-môn.
- Tổn thương do vệ sinh răng miệng như: đánh răng quá mạnh, bàn chải hoặc nước súc miệng chứa sodium lauryl sunfate, vô tình cắn vào má bên trong.
- Phản ứng dị ứng với một số vi khuẩn trong miệng.
- Ăn nhiều những thức ăn nhạy cảm như: cà phê, sô-cô-la, phô mai đặc biệt là các thực phẩm chứa nhiều gia vị chua.
Khi mắc bệnh nhiệt miệng, bệnh nhân thường gặp phải những biểu hiện sau:
- Xuất hiện một vết loét nhỏ, hình bầu dục, có màu trắng hoặc vàng hoặc xuất hiện một vùng da đỏ gây đau trong miệng.
- Có cảm giác ngứa râm ran trong miệng, đau miệng, lúc ăn sẽ cảm thấy xót, đau, khó chịu.
- Đôi khi xuất hiện những vết loét lớn, bùng phát nhiều vết loét trong miệng, đau buốt, sốt cao, thậm chí là tiêu chảy, phát ban, đau đầu.
Cách chữa nhiệt miệng hiệu quả ngay tại nhà
Chuyên mục Cẩm nang sức khỏe cập nhật các cách chữa bệnh nhiệt miệng hiệu quả ngay tại nhà hiệu quả:
Đá có tác dụng giảm đau và sưng
Chườm lạnh để chữa nhiệt miệng: Đá có tác dụng giảm đau và sưng, chính vì vậy ngậm một viên đá lên vết nhiệt miệng sẽ làm dịu cơn đau và viêm nhiễm, khiến bạn cảm thấy thoải mái và dễ chịu hơn.
Thực hiện chế độ ăn hợp lý
- Khi bị nhiệt miệng bạn tránh ăn các đồ ăn chiên rán hoặc đồ nướng, đồ ăn cay nóng và chua vì đây chính là nguyên nhân gia tăng bệnh nhiệt miệng.
- Thiết lập chế độ ăn nhiều rau xanh, bổ sung nhiều nước ép hoa quả và vitamin là cách để bạn chữa và ngăn ngừa nguy cơ bị nhiệt miệng.
Ăn sữa chua: Trong sữa chua có chứa rất nhiều lợi khuẩn, các lợi khuẩn này giúp chữa lành và giảm đau các vết nhiệt. Chính vì vậy việc ăn sữa chua rất tốt cho việc chữa nhiệt miệng.
Sử dụng túi trà lọc chữa nhiệt miệng: Sau khi dùng túi trà lọc, thay vì bỏ đi bạn hãy đắp túi trà vào vết nhiệt miệng bởi vì chất tannin có trong trà có tác dụng làm dịu cơn đau và giảm viêm hiệu quả.
Uống các loại nước có tính giải nhiệt cao:
- Thay vì uống nước lọc, bạn có thể nấu nước rau má và râu ngô uống hàng ngày và phải uống đủ từ 1,5-2l/ngày.
- Ngoài ra, bạn có thể uống thêm bột sắn dây để giúp giảm đau rát và mau khỏi nhiệt miệng.
Sử dụng nước oxy già trị vết nhiệt miệng: Bạn có thể pha loãng dung dịch oxy già và nước theo tỷ lệ 1:1 rồi dùng tăm bông thấm trực tiếp dung dịch trên vào vết loét miệng để chữa nhiệt miệng. Tuy nhiên, cần lưu ý bạn không được ăn hoặc uống sau một tiếng điều trị. Nên áp dụng cách này hàng ngày cho đến khi vết loét giảm đau.
Chữa nhiệt miệng bằng cách bổ sung vitamin B:
- Việc bổ sung vitamin B12 như là một loại thuốc chữa nhiệt miệng và ngăn ngừa nhiệt miệng tái phát, kể cả với người không thiếu vitamin.
- Ngoài ra, bổ sung vitamin B cũng rất cần cho sự phát triển của cơ thể.
Kết hợp mật ong và nghệ điều trị vết nhiệt ở miệng hiệu quả
Sử dụng mật ong và nghệ điều trị vết nhiệt ở miệng: Đây là sự kết hợp hoàn hảo trong việc chữa trị nhiệt miệng bởi mật ong có tính kháng khuẩn còn nghệ có tính kháng viêm hiệu quả. Để thực hiện, bạn hãy trộn 2 thìa mật ong và 1 thìa nghệ lại với nhau để tạo nên hỗn hợp sền sệt, sau đó bôi trực tiếp hỗn hợp này vào vết loét ngày 2-3 lần để loại bỏ nhanh chóng các nốt nhiệt miệng.
Điều dưỡng viên, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Bình Thạnh TPHCM lưu ý: Lấy hẹn gặp bác sĩ nếu bạn bị nhiệt kèm theo sốt, tiêu chảy, nhức đầu hoặc phát ban ở da. Nếu vết loét lớn một cách bất thường, kéo dài hơn hai tuần, khoét sâu vào môi mình hoặc tiết dịch quá thường xuyên, thì cách tốt nhất là đi khám.
Bạn cũng có thể đi khám nha sĩ nếu răng khểnh hoặc việc vệ sinh răng miệng gây ra nhiệt miệng.