Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Uốn Ván bệnh lý cần xử trí đúng cách

Ở các nước đang phát triển, có khoảng 1 triệu trường hợp uốn ván mỗi năm. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc uốn ván  là 1,87 trường hợp với tỷ lệ tử vong khá cao, vì vậy cần biết cách phát hiện bệnh là điều vô cùng cần thiết.

Tìm hiểu về bệnh uốn ván cũng như nguyên nhân gây bện

Tìm hiểu về bệnh uốn ván cũng như nguyên nhân gây bệnh

Để có thêm những thông tin chính xác về bệnh lý này chúng tôi có cuộc trò chuyện với bác sỹ Chu Hòa Sơn, hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.

Thưa bác sỹ xin cho hỏi nguyên nhân và biểu hiện của bệnh uốn ván?

Trả lời : Uốn ván là một bệnh cấp tính nặng, có khả năng gây tử vong do độc tố của vi khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) .Vi khuẩn uốn ván là trực khuẩn kỵ khí bắt buộc, sinh nha bào và gây bệnh bằng ngoại độc tố. C. tetani tồn tại dưới 2 dạng là dạng nha bào khi ở ngoài môi trường và dạng hoạt động khi xâm nhập vào cơ thể gây bệnh (thông qua vết thương)

Bệnh uốn ván cũng như các bệnh lý truyền nhiềm khác đều trải qua 4 thời kỳ: Thời kỳ ủ bệnh. Thời kỳ khởi phát. Thời kỳ toàn phát. Thời kỳ lui bệnh bắt đầu khi các cơn co giật toàn thân hay co thắt hầu họng – thanh quản bắt đầu thưa dần. Theo bác sĩ tư vấn khi bệnh đã bắt đầu chuyển sang giai đoạn 3 là cực kỳ nguy hiểm có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe tính mạng người bệnh bất cứ lúc nào.

Thưa bác sỹ với các triệu chứng nguy hiểm như trên nên xử trí ra sao?

Trả lời: Trong bệnh học bệnh uốn ván là bệnh cần  được điều trị tại khoa hồi sức tích cực với các nguyên tắc

  • Ngăn chặn sản xuất độc tố
  • Trung hòa độc tố
  • Kiểm soát co giật và co cứng cơ
  • Điều chỉnh rối loạn thần kinh thực vật
  • Điều trị hồi sức tích cực và các biện pháp hỗ trợ khác

Tuy vậy các bạn nên chủ động dự phòng miễn dịch sau khi mắc bệnh uốn ván không bền vững nên phải tiêm vaccin uốnván (Anatoxin tetanus – AT): tiêm 3 mũi, mũi thứ hai cách mũi thứ nhất 01 tháng, mũi thứ ba cách mũi thứ hai từ 6 tháng đến 1 năm. Sau đó cách 5 – 10 năm tiêm nhắc lại 1 mũi. Dự phòng thụ động sau khi bị thương. Cắt lọc sạch vết thương, rửa oxy già và thuốc sát trùng, dùng kháng sinh penicillinhay erythromycin, nếu chưa được chủng ngừa hay chủng ngừa không đầy đủ đối với bệnh uốn ván nên tiêm SAT 1500 đơn vị (1 – 2 ống tiêm bắp), tiêm vaccin uốn ván để có miễn dịch chủ động.

Để không bị uốn ván khi có vết thương chúng ta cần băng bó khử trùng cẩn thận

Để không bị uốn ván khi có vết thương chúng ta cần băng bó khử trùng cẩn thận

Bác sỹ có những chia sẻ gì để chúng ta chủ động phòng tránh bệnh uốn ván?

Bất cứ ai cũng có thể là đối tượng của bệnh uốn ván. Vì thế việc chủ động phòng tránh bệnh là điều vô cùng cần thiết mà bất cứ ai trong chúng ta cũng nên làm. Hiện nay ngoài môi trường, nha bào uốn ván thường tồn tại ở trong đất, cát bụi, cống rãnh, cây gỗ mục, mảnh sắt hoen gỉ, đường tiêu hóa của động vật có vú, phân súc vật, dụng cụ phẫu thuật chưa được khử khuẩn đúng cách… Đường vào của vi khuẩn là trực tiếp từ những vết thương, vết xây xước bị bẩn, sau mổ đẻ hoặc vết thương động vật cắn. Vì thế khi bị thương, xây xước hoặc động vật cắn, cần xử lý ngay vết thương bằng cách giải phóng hết dị vật trong vết thương rửa vết thương bằng xà phòng nhiều lần, sát khuẩn bằng dung dịch như cồn 70 độ, ôxy già hoặc dung dịch bêtadin… Sau đó đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được các bác sĩ nội trú tiêm kháng huyết thanh chống vi khuẩn uốn ván, tiêm vắc-xin uốn ván và điều trị theo phác đồ.

Việc người bệnh tuân thủ đúng nguyên tắc sẽ giúp ngăn ngừa được nguy cơ mắc bệnh uốn ván, một căn bệnh hết sức nguy hiểm và gây tỉ lệ tử vong cao mỗi năm.

Nguồn: bacsy.edu.vn