Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Những thông tin cần biết về bệnh viêm tai giữa

Mùa đông trẻ rất dễ bị viêm tai giữa hay còn có tên gọi khác là nhiễm trùng tai giữa, bệnh có thể đe dọa đến tính mạng của người mắc nếu không được điều trị kịp thời.

Những thông tin cần biết về bệnh viêm tai giữa

Những thông tin cần biết về bệnh viêm tai giữa

Định nghĩa về bệnh viêm tai giữa

Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus ảnh hưởng đến tai giữa, bệnh thường gây đau do viêm và tích tụ dịch ở tai giữa. Bệnh  viêm tai giữa phổ biến nhất ở trẻ em.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm tai giữa là: đau tai, cáu gắt, khó ngủ, sốt, có dịch màu vàng, trong hoặc có máu từ tai, mất khả năng thăng bằng, có vấn đề về thính giác, ù tai, buồn nôn và nôn và các bệnh học về đường tiêu hóa, giảm cảm giác thèm ăn, tắc nghẽn… trong trường hợp xuất hiện mủ nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ra thủng màng nhĩ, nặng hơn có thể bị dính chuỗi xương con.

Những nguyên nhân gây bệnh viêm tai giữa

Bệnh thường xuất phát từ một nhiễm trùng đường hô hấp trước đó lây sang tai. Khi ống Eustachian (ống có chức năng nối tai giữa với họng) bị tắc, dịch sẽ tụ lại phía sau màng nhĩ. Vi khuẩn thường phát triển trong dịch, gây đau và nhiễm trùng cho bệnh nhân.

Trẻ em ở độ tuổi từ 6 tháng đến 2 tuổi dễ bị viêm tai giữa nguyên nhân là do kích thước và hình dạng của ống Eustachian và hệ miễn dịch của trẻ ở giai đoạn này kém phát triển. Trẻ đi học sẽ có khả năng bị cảm lạnh và nhiễm trùng tai hơn là trẻ ở nhà vì dễ tiếp xúc với nhiều bệnh nhiễm trùng hơn, môi trường vệ sinh kém hơn.

Trẻ em bú sữa bình, đặc biệt là khi nằm, có xu hướng dễ bị viêm tai giữa hơn những trẻ bú sữa mẹ. Theo nhiều thông tin trong chuyên mục cẩm nang sức khỏe được biết, viêm tai giữa hay gặp trong mùa thu và mùa đông khi bệnh cảm lạnh và cúm rất phổ biến, những người có bệnh bị dị ứng theo mùa cũng có thể có nguy cơ cao bị bệnh viêm tai giữa. Người thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc môi trường ô nhiễm không khí cao có thể làm tăng nguy cơ viêm tai giữa.

Cách chẩn đoán và điều trị bệnh viêm tai giữa là gì?

Để chẩn đoán bệnh viêm tai giữa, trước tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra về tiền sử bệnh của bệnh nhân. Sau đó, bác sĩ sẽ nhìn tai ngoài và màng nhĩ  của bệnh nhân bằng kính soi tai để kiểm tra các dấu hiệu viêm (đỏ, sưng, mủ và dịch).

Một số phương pháp giúp điều trị viêm tai giữa sẽ căn cứ vào tuổi, sức khỏe và bệnh sử của bệnh nhân để điều trị. Các yếu tố sau cũng được cân nhắc trước khi đưa ra phác đồ điều trị: mực độ nghiêm trọng của nhiễm trùng, mức độ kháng kháng sinh của trẻ, ý kiến của phụ huynh.

Một số thuốc điều trị điển hình như: sử dụng nhóm thuốc giảm đau hạ sốt (Ibuprofen)  để đối phó với cơn đau ở tai. Nếu các triệu trứng kéo dài (trên 3 ngày) thì chỉ định dùng kháng sinh (lưu ý trong trường hợp viêm tai giữa do virus thì không chỉ định kháng sinh).

Cách chẩn đoán và điều trị bệnh viêm tai giữa là gì?

Cách chẩn đoán và điều trị bệnh viêm tai giữa là gì?

Nếu trẻ bị viêm tai giữa ở giai đoạn xung huyết thì sẽ được điều trị bằng kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc chống phù nề,  thuốc giảm đau hạ sốt…

Nếu trẻ ở giai đoạn mưng mủ thì sẽ được cân nhắc phương pháp chích rạch màng nhĩ dẫn lưu mủ kết hợp với các nhóm thuốc điều trị ở giai đoạn xung huyết.

Theo bác sỹ tư vấn, các thói quen sinh hoạt sau đây có thể giúp bệnh nhân đối phó với bệnh viêm tai giữa:

  • Phòng ngừa cảm lạnh thông thường và các bệnh khác: cho trẻ rửa tay thường xuyên, vệ sinh cá nhân, đồ ăn đồ uống cho trẻ. Khi trẻ bị bệnh nên cho con ở nhà, không nên đưa trẻ đến trường, tránh lây nhiễm cho trẻ khác và tránh điều kiện vệ sinh môi trường không đảm bảo.
  • Không để bệnh nhân tiếp xúc với khói thuốc lá.
  • Cho con bú bằng sữa mẹ ít nhất 6 tháng, trong sữa mẹ chứa nhiều kháng thể có thể bảo vệ trẻ khỏi nhiễm trùng tai. Khi cho con bú bình nên cho con bú ở tư thế ngồi thẳng, hạn chế nằm bú.

Phòng ngừa bệnh bằng những loại vắc xin thích hợp cho con như: mũi chích ngừa cúm theo mùa, phế cầu khuẩn và các loại vắc xin vi khuẩn khác.

Nguồn: bacsy.edu.vn