Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Những nguyên nhân gây nên tràn dịch khớp cổ tay, khuỷu tay là gì?

Tràn dịch khớp cổ tay, khuỷu tay là hiện tượng chất lỏng bao hoạt dịch tích tụ bên trong hoặc xung quanh khớp cổ và khuỷu tay, gây đau nhức và sưng tấy. Bệnh lý này do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên, do đó để hiểu rõ hơn mọi người cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Tràn dịch khớp khuỷu tay hoặc cổ tay do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên

Tràn dịch khớp khuỷu tay hoặc cổ tay do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên

Tràn dịch khớp cổ tay, khuỷu tay là gì?

Bác sĩ – Giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tư vấn, tràn dịch khớp cổ tay, khuỷu tay là thuật ngữ chỉ sự tích tụ chất lỏng trong hoặc xung quanh khớp cổ và khuỷu tay. Bệnh thường hình thành bởi nguyên nhân viêm khớp, nhiễm trùng hoặc chấn thương. Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, không phân biệt già, trẻ hoặc nam, nữ.

Tràn dịch khớp cổi tay, khuỷu tay thường xuất hiện với triệu chứng đau nhức và co cứng khớp. Mặc dù không nguy hiểm nhưng nếu bệnh không được chữa trị sớm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến phạm vi chuyển động của khớp. Không những thế, bệnh có thể biến chuyển xấu và tác động đến các khớp lân cận.

Nguyên nhân gây tràn dịch khớp cổ tay, khuỷu tay là gì?

Giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ, tràn dịch khớp ở khuỷu tay và cổ tay có thể là do nhiễm trùng hoặc không do nhiễm trùng. Hầu hết trường hợp mắc bệnh do nhiễm trùng thường là do vi khuẩn gây nên. Nhiễm khuẩn khớp hình thành chủ yếu là do vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào khớp thông qua đường máu hoặc vết thương hở.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh do nhiễm trùng là:

  • Bệnh tiểu đường
  • Nhiễm HIV
  • Thay khớp nhân tạo
  • Sử dụng thuốc tiêm tĩnh mạch
  • Tuổi tác

Khi bị tràn dịch khớp cổ tay và khuỷu tay do nhiễm trùng, triệu chứng bệnh thường xuất hiện nhanh chóng và mạnh mẽ. Người bệnh thường cảm thấy đau nhức dữ dội. Đặc biệt, đau tăng khi vận động.

Ngoài các nguyên nhân này ra, tràn dịch khớp cổ, khuỷu tay không do nhiễm trùng có thể phân loại là chấn thương hoặc viêm khớp. Cụ thể:

  • Chấn thương ở cổ tay, khuỷu tay

Chấn thương xảy ra khi người bệnh tham gia các hoạt động thể chất hàng ngày như chạy, nhảy,… gây té ngã. Bên cạnh đó, tổn thương ở cổ và khuỷu tay hình thành có thể là do tai nạn xe gây nên. Mặt khác, chấn thương cũng có thể xuất hiện khi bệnh nhân thường xuyên lặp đi lặp lại hành động có liên quan đến hai bộ phận này. Đối với dạng chấn thường này thường gặp ở vận động viên chơi tennis, bóng chuyền hoặc các game thủ,…

  • Viêm khớp

Là một trong những nguyên nhân khiến chất lỏng tích tụ ở khớp cổ và khuỷu tay, gây tràn dịch khớp. Có hai loại viêm khớp làm tăng nguy cơ mắc bệnh là viêm xương khớp (bao gồm các bệnh viêm khớp gây hao mòn) và viêm khớp tự miễn, bao gồm bệnh viêm khớp vẩy nến, viêm khớp tự phát thiếu niên, viêm khớp dạng thấp hoặc bệnh gút.

Mặt khác, tràn dịch khớp ở khuỷu tay và cổ tay cũng có thể là do:

  • U bao hoạt dịch ở cổ tay, khuỷu tay.
  • Viêm bao hoạt dịch khuỷu hoặc cổ tay.

Triệu chứng nhận biết tràn dịch khớp cổ tay, khuỷu tay

Các triệu chứng tràn dịch khớp ở cổ và khuỷu tay thường xuất hiện với những đặc điểm tương tự nhau cho dù là nguyên nhân nào gây bệnh. Tuy nhiên, mức độ nghiêm trọng ở mỗi giai đoạn thường khác nhau. Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết điển hình của bệnh tràn dịch khớp cổ và khuỷu tay:

  • Sưng tấy ở khớp cổ tay và khuỷu tay;
  • Đau nhức;
  • Khớp cổ và khuỷu co cứng, khó cử đông;
  • Bầm tím tại vị trí bị tràn dịch.

Biện pháp phòng ngừa tràn dịch khớp cổ tay, khuỷu tay

Bác sĩ chuyên khoa Cơ – Xương khớp cho biết, không thể biết chính xác thời gian cũng như thời điểm tràn dịch khớp ở cổ tay, khuỷu tay khởi phát. Tuy nhiên, để dự phòng bệnh, người bệnh có thể thực hiện theo các gợi ý dưới đây:

  • Khi cảm thấy khớp ở cổ tay và khuỷu tay căng tức, nên dừng hoạt động. Tốt nhất nên thực hiện các hoạt động duỗi để khớp thư giãn
  • Áp dụng các bài tập tăng cường sức mạnh cho khớp cổ và khuỷu tay
  • Nên tránh ăn thực phẩm chức purin, dầu mỡ hoặc thức uống chứa chất kích thích
  • Bổ sung đồ ăn, thức uống giàu vitamin E, A, acid béo omega – 3,…

Để cải thiện bệnh và chất lượng cuộc sống, bệnh nhân nên thăm khám sớm để được bác sĩ chẩn đoán và đề xuất phương pháp chữa trị hiệu quả.