Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
Chia sẻ:

Nguyên nhân gây ra bệnh nội khoa cao huyết áp?

Cao huyết áp là một căn bệnh rất phổ biến hiện nay, bệnh này thường gia tăng theo tuổi. Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh nội khoa cao huyết áp giúp bạn kiểm soát  được huyết áp của mình.

Bệnh cao huyết áp là gì?

Bệnh cao huyết áp là gì - nguyên nhân gây nên bệnh cao huyết áp

Huyết áp tăng nếu không được kiểm soát có nguy cơ đe dọa tính mạng.

Bệnh cao huyết áp còn gọi là tăng huyết áp, là bệnh mà áp lực trong máu động mạch tăng cao mạn tính. Huyết áp là lực mà máu đẩy đi trong cơ thể tác động lên thành mạch. Nếu áp lực này quá cao dẫn đến tim phải hoạt động nhiều hơn bình thường, việc này có thể gây nên các cơn đau tim, dẫn đến suy tim, đột quỵ, hay thậm chí là tổn thương thận. Huyết áp cao nếu không được kiểm soát sẽ dẫn đến nguy cơ đe dọa đến tính mạng.

Nguyên nhân gây nên bệnh cao huyết áp.

Có nhiều nguyên nhân gây nên bệnh cao huyết áp, theo các bác sĩ chuyên khoa, có những nguyên nhân chủ yếu dưới đây:

Do di truyền: Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, bệnh cao huyết áp có tính di truyền. Nếu trong gia đình cha hoặc mẹ bị cao huyết áp thì khả năng đến đời con cũng mắc rất cao.

Tuối tác: Tuổi tác càng cao càng tăng nguy cơ mắc cao huyết áp. Bệnh thường xảy ra ở những người từ tuổi trung niên, nam giới từ khoảng 40-45 tuổi, ở phụ nữ thường xảy ra sau thời kì mãn kinh.

Nguyên nhân gây nên bệnh cao huyết áp

Cao huyết áp thường xảy ra ở những người từ tuổi trung niên trở đi.

Thừa cân, béo phì: Các bác sĩ nội khoa cho biết, những người béo phì thường có nguy cơ mắc cao huyết áp cao gấp 2-3 lần người bình thường.

Lười vận động: Những người lười vận động là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thừa cân và béo phì. Người ít vận động có nguy cơ tăng nhịp tim, huyết áp cao do các tường ngăn của các động mạch.

Tính chất công việc: Tính chất công việc cũng là một nguyên nhân gây nên bệnh cao huyết áp. Những người làm việc văn phòng, công việc thường xuyên phải ngồi nhiều, ít vận động nên rất dễ có nguy cơ bị tăng huyết áp.

Hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích: Các thành phần hóa học trong thuốc lá có tác động làm thay đổi thành niêm mạc của động mạch, từ đó dẫn đến áp lực tăng, làm xuất hiện các dấu hiệu của bệnh tăng huyết áp. Bên cạnh đó sử dụng các chất kích thích hay uống nhiều rượu cũng có thể gây nguy cơ tăng huyết áp đột ngột.

Chế độ ăn uống: Bác sĩ ngoại khoa khuyến cáo, ăn nhiều muối có thể gây tăng huyết áp. Ăn nhiều thức ăn giàu chất béo, mỡ động vật cũng làm tăng nguy cơ béo phì và tăng huyết áp.

Bệnh tật: Những người mắc các bệnh như tiểu đường, bệnh liên quan đến thận, hàm lương cholesterol cao có nguy cơ cao bị tăng huyết áp.

Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc có tác dụng phụ làm tăng huyết áp như thuốc tránh thai, thuốc chữa ngạt mũi, chữa hen… khi sử dụng bệnh nhân cần lưu ý.

Một số triệu chứng thường gặp của bệnh cao huyết áp như hoa mắt chóng mặt, đau đầu dữ dội, nôn ói, hô hấp khó khăn, có vấn đề về thị giác, đau ngực… Bạn nên kiểm tra sức khỏe, đo huyết áp định kì để phát hiện bệnh sớm và có biện pháp điều trị kịp thời. Nên duy trì một lối sống khoa học để cơ thể luôn khỏe mạnh.