Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (2 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Các biện pháp điều trị bệnh tắc tuyến lệ hiệu quả nhất

Tắc tuyến lệ là một bệnh gây ra sự tắc nghẽn đường lưu thông của nước mắt, đây là một căn bệnh khá nguy hiểm về mắt, vì thế ai cũng cần có kiến thức phòng ngừa và điều trị căn bệnh này.

Bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết tắc tuyến lệ là một bệnh gây ra sự tắc nghẽn đường lưu thông của nước mắt (bắt đầu từ điểm lệ qua lệ quản, túi lệ, ngách lệ mũi) bởi sự hẹp lại hoặc tắc hoàn toàn của ống dẫn. Vậy bệnh có nguyên nhân do đâu và cách điều trị như thế nào chúng ta cũng tham khảo bài viết dưới đây.

Nguyên nhân và triệu chứng tắc tuyến lệ

Tắc tuyến lệ có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên đối tượng dễ mắc nhất là trẻ sơ sinh (nhũ nhi) hoặc người cao tuổi.  Bởi trẻ em có những bất thường về giải phẫu khiến bệnh dễ phát triển. Một số bất thường đó là tình trạng ống dẫn lệ không được rỗng hoá sau khi trẻ ra đời, còn màng ở điểm lệ, các van trên đường lệ bị dị tật, bị viêm mũi hay có dị tật. Ở đối tượng người cao tuổi, nguyên nhân phần lớn là do lão hóa dẫn tới teo niêm mạc ống dẫn lệ, xơ hoá và chít hẹp đường lệ dần dần.

Ngoài ra, bệnh tắc lệ đạo có thể là hậu quả của các bệnh khác như viêm nhiễm, khối u vùng mặt, đau mắt hột, sỏi đường lệ…Các bệnh lý toàn thân tuy hiếm gặp nhưng cũng có thể là nguyên nhân gây tắc ống dẫn lệ như: sarcoidose, lupus…Biến chứng của xạ trị, chấn thương hay một số phẫu thuật hàm mặt cũng góp phần vào nguyên nhân tắc đường lệ. Theo đó, các triệu chứng như viêm kết mạc, viêm điểm lệ, viêm lệ quán là những biểu hiện hay gặp ở bệnh tắc tuyến lệ. Nguyên nhân do tình trạng ứ trệ của đường dẫn lệ, có thể kèm theo nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm tại hệ thống dẫn lệ, sau đó lan sang các tổ chức xung quanh như kết mạc, cục lệ, điểm lệ … Một số biểu hiện khác của bệnh như chảy nước mắt nhiều, thường xuyên không tương xứng với kích thích. Bệnh nhân thường phải lau chùi thường xuyên dễ gây ra viêm bờ mi và tình trạng lật mi.

Phương pháp điều trị bệnh tắc tuyến lệ

Theo các bác sĩ tư vấn, mặc dù không đe dọa đến sinh mạng, nhưng bệnh tắc lệ đạo gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của người bệnh. Khi “cửa sổ tâm hồn” của họ không được khỏe mạnh, là nguy cơ dẫn tới viêm nhiễm, ngứa ngáy, nhiễm khuẩn, viêm kết mạc, viêm bờ mi…gây hại cho đôi mắt của người bệnh. Vì thế người bệnh cần sớm được thăm khám và điều trị kịp thời.

Đối với ở trẻ nhỏ (dưới 6 tháng tuổi) bị tắc lệ đạo bẩm sinh, biện pháp điều trị đầu tiên đơn giản nhất là day, nắn nơi có túi lệ tại vùng góc trong mắt, kết hợp với nhỏ mắt bằng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.

Ở các đối tượng khác và do các nguyên nhân khác, điều trị tắc lệ đạo nội khoa có thể sẽ không đem lại thành công. Vì vậy, đa số các trường hợp phải can thiệp ngoại khoa. Kỹ thuật hay được sử dụng nhất là gây tê hoặc gây mê và thông lệ đạo bằng que thông. Nếu bệnh phức tạp hơn bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật mở thông túi lệ mũi với tỷ lệ thành công>80 %.

Gần đây nhất có phương pháp phẫu thuật mới là mở thông túi lệ bằng nội soi mũi hoặc trong môi trường nhãn khoa, có đặt ống silicone tại mũi. Phẫu thuật cho tỷ lệ thành công >90%, ống silicone sẽ được rút ra sau 2-4 tháng.

Tuy nhiên, khi can thiệp phẫu thuật có thể gặp những biến chứng như: chảy máu vết mổ, chảy máu xuống mũi, tụt ống silicone hoặc những biến chứng khác do quá trình gây mê. Ngoài ra  bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết dù chỉ vài phần trăm nhưng vẫn có khả năng thất bại trong phẫu thuật. Trong trường hợp đó, nước mắt vẫn chảy và chỉ có cách cuối cùng là đặt một ống John cứng xuyên suốt từ hố lệ xuống mũi. Vì thế nếu bệnh nhân thấy có những biểu hiện bất thường về mắt cần sớm đi thăm khám để điều trị bệnh kịp thời.