Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Bác sĩ tư vấn: Mẹ bị cảm cúm có cho con bú được không?

Hiện tại bệnh cúm mùa vẫn đang bùng phát và có diễn biến vô cùng phức tạp, vì thế rất nhiều bà mẹ băn khoăn không biết nếu mình mắc bệnh cúm có thể tiếp tục cho con bú hay không?

Mẹ bị cảm cúm có cho con bú được không?

Theo các bác sĩ tư vấn, bệnh cúm là một bệnh truyền nhiễm có tác nhân chủ yếu là siêu vi, gây bệnh trên đường hô hấp. Bệnh thường gặp trong cộng đồng khi một người lớn khỏe mạnh vẫn có thể mắc cúm vài lần trong năm. Những triệu chứng phổ biến là hắt hơi, chảy nước mũi, sốt, mệt mỏi, ăn kém và đau nhức toàn thân chỉ khu trú trong 5 – 7 ngày dù không điều trị đặc hiệu gì. Tuy vậy, trong không ít trường hợp, cúm có thể gây ra biến chứng nặng nề hoặc thậm chí tử vong, đặc biệt nguy hiểm đối với người lớn tuổi và trẻ nhỏ. Vì thế, các mẹ đang cho con bú bị nhiễm cúm có thể dễ dàng lây sang con của mình.

Con đường lây nhiễm bệnh cúm từ mẹ sang con

Virus cúm đặc biệt mẫn cảm với đường hô hấp trên vì ở đó virus dễ bám dính và dễ xâm nhập vào các cá thể khác.Tuy nhiên, không phải cứ bám dính được là chúng có thể gây bệnh mà chúng sẽ vấp phải một loạt hàng rào phòng ngự bảo vệ như các kháng thể IgA có sẵn trong dịch nhầy của đường hô hấp, các tế bào có thẩm quyền miễn dịch như các tế bào; lympho, các đại thực bào luôn tuần tra canh gác cẩn thận. Những thành phần này sẽ làm giảm phần lớn khả năng xâm nhập tế bào của virus cúm. Nhưng vẫn có một tỷ lệ nhỏ virus lách được thành công, chúng chui vào trong tế bào biểu mô mũi, họng, hầu…, bắt những tế bào này tổng hợp nên các virus mới và hủy tế bào để giải phóng ra các thế hệ virus con cháu. Những virus này tiếp tục xâm nhập các tế bào liền kề gây ra hủy hoại mang tính đồng loạt ở đường hô hấp trên. Theo đó, nếu virus cúm vượt qua được mọi hàng rào bảo vệ ở trên thì virus sẽ đi vào máu và gây ra tình trạng nhiễm virus huyết nhưng trường hợp này rất khó xảy ra mà chỉ những ở những trường hợp có hệ miễn dịch quá yếu hay ở những đối tượng bị suy giảm miễn dịch nghiêm trọng. Và thậm chí, ngay cả những trường hợp nhiễm virus huyết thì dù có bị tổn thương các cơ quan khác như não, tim, thận thì hiện tượng virus sinh tồn trong tuyến sữa là rất hiếm. Vì thế bà mẹ đang cho con bú bị mắc bệnh cúm không thể lây sang con bằng đường sữa mẹ.

Tuy không lây qua đường sữa mẹ nhưng virus cúm lại rất dễ lây qua đường hô hấp. Chỉ cần một cái hắt hơi của mẹ, hay một cái vuốt ve môi, mũi con cũng đủ làm con bị nhiễm virus nếu trẻ đang trong giai đoạn sơ sinh, vì thế rất dễ gặp trong trường hợp mẹ cho con bú, do đó các bác sĩ khuyến cáo, người mẹ đang ở giai đoạn cho con bú cần giữ gìn để tránh mắc bệnh cúm. Nếu không may bị nhiễm cúm, cần thận trọng để tránh lây nhiễm cho con.

Mẹ cần làm gì để phòng lây bệnh cúm cho con?

Mẹ cần làm gì để phòng lây bệnh cúm cho con?

Nếu như các triệu chứng của cảm cúm trở nên nặng và xuất hiện các triệu chứng như: hắt hơi liên tục, ho nhiều hơn, cơ thể luôn mệt mỏi thì mẹ nên ngừng cho bé bú để điều trị. Sau ít ngày, mẹ đỡ hơn thì cho bé bú nhưng cần đeo khẩu trang để tránh tình trạng virus cảm cúm xâm nhập bé qua đường hô hấp. Đầu ti mẹ khi cho bé bú cần vệ sinh sạch sẽ với nước ấm để triệt tiêu vi khuẩn. Để có thể tiếp xúc bình thường với bé thì mẹ cần điều trị ít nhất 2 tuần. Những bà mẹ nhiễm cúm nặng và gây biến chứng như: viêm phổi, viêm gan, đồng nhiễm HIV, bị tổn thương đầu ti thì cần ngưng việc cho bé bú ngay. Đồng thời, mẹ cũng cần đến bệnh viện để khám và điều trị kịp thời vừa đảm bảo sức khỏe của mẹ và an toàn cho bé.

Ngoài ra, người mẹ cũng cần tiến hành các bước vệ sinh phòng cúm cẩn thận, ví dụ như rửa tay thường xuyên, ho hoặc nhảy mũi vào khăn (và vứt bỏ sau khi dùng), đồng thời hạn chế tiếp xúc mặt đối mặt với trẻ. Mẹ cũng cần cân nhắc đeo khẩu trang trong suốt thời gian cho bé bú để tránh ho, nhảy mũi hoặc thở trực tiếp vào mặt của trẻ. Sau đó các mẹ nên đến các trung tâm y tế để thăm khám và sử dụng theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.

Nguồn: bacsy.edu.vn