Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Bác sĩ chuyên khoa tư vấn cách phòng bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Tay chân miệng được coi là một trong những bệnh dễ gặp và lây lan nhất ở trẻ nhỏ, điều đáng lo ngại là bệnh phát triển nhanh và diễn biến phức tạp. Vậy để bảo vệ sức khỏe của con cha mẹ cần làm gì?

Cách phòng bênh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Cách phòng bênh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút thuộc nhóm Enterovirus gây ra. Bệnh tay chân miệng lây từ người sang người qua đường tiêu hóa hoặc tiếp xúc với nước bọt, dịch tiết mũi họng, các bọng nước vỡ của người bệnh, thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Hầu hết các ca bệnh đều diễn biến nhẹ. Khi trẻ mắc tay chân miệng nếu không được điều trị và phất hiện kịp thời có thể gây viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong. Vì thế để có thể bảo vệ sức khỏe trẻ nhỏ trong giai đoạn dịch bệnh đang có nguy cơ phát triển và lây lan trên diện rộng cha mẹ cần tuần thủ một vài nguyên tắc sau:

Vệ sinh chân tay với xà phòng sát khuẩn

Theo các bác sĩ tư vấn mặc dù bệnh tay chân miệng thường gặp và chỉ phát triển ở trẻ nhỏ nhưng để đảm bảo vệ sinh cá nhân thì cả trẻ nhỏ và người lớn cần thực hiện vệ sinh chân tay thường xuyên, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

Việc vệ sinh cần thực hiện với xà bông và rửa dưới vòi nước ít nhất là 1 phút để đảm bảo tay chân luôn sạch sẽ.

Thực hiện vệ sinh ăn uống

Vì trẻ nhỏ chưa có sức đề kháng tốt vì thế các thức ăn hay đồ dùng ăn uống của trẻ cần được vệ sinh một cách thật sạch. Cần ăn chín, uống chín, vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng tốt nhất là ngâm tráng nước sôi. Sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày, không mớm thức ăn cho trẻ, không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi, không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

Khi trẻ có dấu hiệu cha mẹ cần đưa con tới ngày bệnh viện để kiểm tra

Khi trẻ có dấu hiệu cha mẹ cần đưa con tới ngày bệnh viện để kiểm tra

Vệ sinh sạch sẽ đồ chơi

Trong chuyên mục cẩm nang sức khỏe các chuyên gia cũng khuyến cáo cha mẹ cần phải thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Đây đều là những nguồn dễ lây bệnh cho trẻ nhỏ vì thế cha mẹ cần tuyệt đối lưu ý.

Cách ly với người mắc bệnh

Khi nhà có người bệnh hoặc nơi trường học, lớp học con có trẻ bị mắc bệnh tay chân miệng cha mẹ cần cho con cách ly, hạn chế tối đa việc tiếp xúc vì đây là nguồn lây bệnh rất nhanh. Bởi tay chân miệng lây qua dịch tiết mũi họng, các bọng nước vỡ, rồi phân của trẻ mắc bệnh khi không được vệ sinh đúng cách, dính vào tay chưa được rửa vệ sinh rồi lại cầm nắm đồ vật, chăm người khác khiến bệnh dễ ràng lây lan.

Theo các bác sĩ thì hiện nay bệnh tay chân miệng chưa có vacxin phòng bệnh. Nguy cơ lây nhiễm bệnh có thể được giảm thiểu bằng việc thực hiện tốt vệ sinh cá nhân và chăm sóc y tế kịp thời cho những trẻ em bị bệnh.

Nguồn: bacsy.edu.vn