Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
Chia sẻ:

Bác sĩ chia sẻ thông tin về chứng đột quỵ tuyến yên

Đột quỵ tuyến yên là một hội chứng lâm sàng đặc trưng bởi sự khởi phát đột ngột đau đầu, nôn, suy giảm thị lực và rối loạn ý thức gây ra bởi chảy máu hoặc nhồi máu tuyến yên.

Triệu chứng của đột quỵ tuyến yên

Theo bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn, triệu chứng của đột quỵ tuyến yên là đột ngột đau đầu dữ dội. Vị trí đau thường ở sau ổ mắt, cũng có thể 2 bên trán hoặc lan tỏa. Nhìn mờ, mất thị trường hay gặp nhất là mất thị trường thái dương 2 bên.

Triệu chứng tổn thương dây thần kinh vận nhãn, hay gặp nhất là triệu chứng tổn thương dây III: sụp mi, giãn đồng tử, lác ngoài, nhìn đôi… Các triệu chứng do suy giảm tiết hormon tuyến yên rất đa dạng tùy theo loại hormon bị thiếu hụt. Bệnh nhân có thể bị tụt huyết áp do giảm cortisol. Suy thượng thận cấp là một trong những nguyên nhân đe dọa tính mạng ở bệnh nhân đột quỵ tuyến yên. Trường hợp có tràn máu khoang dưới nhện có thể xuất hiện các triệu chứng của hội chứng màng não: cứng gáy, dấu hiệu Kernig, dấu hiệu Bruzinsky… Hình ảnh nhồi máu tuyến yên trên phim MRI cũng thay đổi theo thời gian bị bệnh: Có thể phát hiện được tổn thương nhu mô não ngay ở giờ đầu. Tổn thương dạng tăng tín hiệu thuần nhất trên T2, Flair và giảm tín hiệu trên T1. Đặc biệt, cộng hưởng từ khuếch tán (DWI) cho phép phát hiện được rất sớm đột quỵ nhồi máu não do nó cho phép nhận biết tình trạng khuếch tán nước ra ngoài tế bào, một tình trạng xuất hiện rất sớm ở bệnh nhân đột quỵ nhồi máu. CT não: Độ nhạy không cao. Có thể phát hiện chảy máu tuyến yên với hình ảnh tăng tỉ trọng trong tuyến yên.

Theo các bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, mọi bệnh nhân nghi ngờ đột quỵ tuyến yên đều cần được xét nghiệm cấp cứu: Điện giải, chức năng thận, chức năng gan, chức năng đông máu, công thức máu, cortisol, prolactin, FT4, TSH, GH, FSH.

  • Khoảng 70% bệnh nhân đột quỵ tuyến yên có tình trạng giảm ACTH.
  • Thyrotropin và gonadotropin giảm ở 50-70% bệnh nhân.
  • Khoảng 50% bệnh nhân đột quỵ tuyến yên bị giảm tiết TSH tuyến yên, dẫn tới tình trạng suy giáp.
  • Tuyến yên giảm tiết các hormon sinh dục (LH, FSH): Mất kinh, vô sinh, rối loạn cương.
  • Bệnh nhân đột quỵ tuyến yên có thể bị giảm natri máu do tình trạng rối loạn giải phóng ADH từ thùy sau tuyến yên và giảm cortisol.
  • Glucose máu giảm do giảm tiết cortisol.

Điều trị nội khoa đột quỵ tuyến yên

Bệnh nhân đột quỵ tuyến yên giai đoạn cấp cần được điều trị tại khu điều trị tích cực, theo dõi chặt chẽ. Cần tổ chức hội chẩn và phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ nội trú các chuyên ngành thần kinh, nội tiết và phẫu thuật thần kinh. Suy thượng thận cấp gặp ở 2/3 bệnh nhân đột quỵ tuyến yên và là nguyên nhân chính gây tử vong. Do vậy xét nghiệm định lượng cortisol cần tiến hành sớm và theo dõi trong quá trình điều trị. Bệnh nhân đột quỵ tuyến yên thường bị buồn nôn và nôn, đặc biệt giai đoạn cấp. Do đó không nên sử dụng thuốc uống. Hydrocortisone 100-200 mg tiêm tĩnh mạch, sau đó duy trì 2-4 mg/giờ đường tĩnh mạch hoặc 40-100 mg/6 giờ tiêm bắp. Sau giai đoạn cấp tính, giảm dần hydrocortisone 20-30 mg/ngày và chuyển sang thuốc uống. Trị liệu hormon thay thế khác: Tùy theo kết quả xét nghiệm hormon đánh giá tình trạng giảm tiết hormon tuyến yên mà có trị liệu phù hợp. Kiểm soát huyết áp, cân bằng dịch, điện giải. Hỗ trợ hô hấp. Thông khí cơ học nếu cần thiết