Rau má là một loại thực phẩm gần gũi với bất kỳ mọi gia đình Việt. Mặc dù có giá thành khá rẻ nhưng ít ai biết được rằng loại rau này lại mang lại nhiều lợi ích vô cùng bất ngờ.
Theo Giảng viên Dương Trường Giang – Trường Cao đẳng y dược Pasteur TPHCM cho biết rau má có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch, giảm sưng và cải thiện lưu thông tuần hoàn máu trong cơ thể. Bên cạnh đó trong thành phần của loại rau này còn có các chất giúp làm lành vết thương khá nhanh chóng. Trong Đông Y rau má được xem là một phương thuốc rẻ tiền điều trị các căn bệnh như vảy nến, cảm lạnh, viêm gan, sốt, hen suyễn, viêm gan, giang mai, mệt mỏi, sốt.. vô cùng hiệu quả.
15 số Bài thuốc dân gian từ rau má
-
Chữa vàng da vàng mắt
Lấy 60g rau má, 60g lá ngải cứu đem hai thứ này rửa sạch, đun sôi uống đều đặn hàng ngày cho đến khi bệnh tình thuyên giảm.
- Chữa mụn nhọt: Lấy 60g Rau má, 60g lá gấc, rửa thật sạch hai thứ trên, giă nhỏ, cho một ít muối và đắp lên chỗ bị mụn nhọt, đều đặn ngày hai lần cho đến khi khỏi bệnh.
-
Chữa kiết lị:
Bài thuốc 1: Lấy 150g Rau má, 10g muối ăn. Rửa thật sạch rau má, để ráo nước, cho hết muối vào, giã thật nhỏ, sau đó cho thêm một bát nước sôi và gạn lấy phần nước uống ngày một lần cho đến khi khỏi hẳn. Với trẻ em tuỳ độ tuổi mà cân nhắc liều lượng uống sao cho phù hợp. Khi uống thuốc cần ăn cháo, kiêng ăn đồ ăn cay nóng, dầu mỡ và đồ ăn có mùi tanh.
Bài thuốc 2: Rau má, rễ cây ngải cứu, rễ mơ lông, rễ cỏ may lấy chung liều lượng là 150g, rửa thật sạch, để ráo nước, cho lên bếp sao vàng, hạ thổ, sắc uống ngày hai lần cho đến khi khỏi hẳn.
- Chữa sốt xuất huyết nhẹ: 40g Rau má, 40g nhọ nồi, 30g bông mã đề (thường trồng ở các vùng nông thôn). Đem cả ba thứ trên rửa thật sạch, giã nhỏ, cho vào thêm một chút nước và vắt lấy nước uống hoặc sắc uống đều đặn hàng ngày cho đến khi khỏi hoàn toàn.
- Chữa ngứa ngáy do rôm sảy: Để chữa ngứa ngáy từ rôm rảy trong thời tiết mùa hè, người bệnh cần bổ sung rau má vào khẩu phần ăn hàng ngày của mình hoặc ép lấy nước uống cũng rất tốt cho sức khoẻ.
- Chữa chảy máu cam: Với bệnh nhân bị chảy máu cam thì lấy một lượng vừa đủ rau má giã nhỏ, vắt lấy nước, uống đều đặn mỗi ngày cho đến khi khỏi hẳn.
- Tiêu chảy mùa hè (do trúng thử): Lấy 30g rau má sắc với nước gạo uống mỗi ngày.
- Sốt xuất huyết: 30 – 100g rau má tươi sắc uống có thể thêm cỏ mực.
- Tiểu ra máu: Rau má và ích mẫu thảo mỗi thứ 1 nắm giã nát lấy nước uống.
- Táo bón: Rau má 30g giã nát, uống nước, bã đắp lên rốn.
- Vàng da do thấp nhiệt: Rau má 30 – 40g, đường phèn 30g. Sắc uống. Có thể thêm ít nhân trần…
- Áp-xe vú (giai đoạn đầu): Rau má và vỏ quả cau sắc uống. Nếu uống được rượu pha thêm một chút hiệu quả càng cao.
- Hành kinh đau bụng đau lưng: Rau má khô tán bột ngày uống 2 thìa con (thìa cà phê 15g).
- Trẻ biếng ăn, còi cọc, đi ngoài phân sống: Rễ rau má 1 nắm to rửa sạch để cho thật ráo nước, sao khô, tán bột cho vào cháo hoặc nấu chung với bột gạo thành cháo. Có thể phối hợp bột củ mài.
- Giải độc: (thuốc, thức ăn…). Để phòng biến cố chỉ nên sơ cứu rồi đưa đi bệnh viện sớm. Rau má giã lấy nước uống. Có thể cho thêm đường phèn.
Tác dụng phụ nguy hiểm khi sử dụng cây rau má quá nhiều
Bên cạnh những lợi ích vô cùng quý báu thì theo Thạc sĩ Trần Minh Hồng Lĩnh Giảng viên bộ môn Dược lý Trường Cao đẳng dược TPHCM cho biết loại cây này cũng mang nhiều tác dụng phụ nếu sử dụng quá nhiều hoặc dùng sai đối tượng.
Cụ thể, phụ nữ mang thai và trẻ em đang cho con bú là hai đối tượng được khuyến cáo nên hạn chế sử dụng rau má. Người bị bệnh tiểu đường và người có nồng độ cholesterol cao trong máu cũng tuyệt đối không được ăn rau má. Bởi vì, trong một số trường hợp rau má sẽ làm tăng lượng đường và cholesterol gây ảnh hưởng xấu cho sức khoẻ.
Ngoài ra, rau má còn làm giảm tác dụng của thuốc an thần, thuốc chống co giật, thuốc chống trầm cảm barbiturat, benzodiazepin,. đồng thời làm giảm công dụng của thuốc chữa tiểu đường, insulin cũng như các thuốc hạ cholesterol.
Mặc dù không thể phủ nhận rau má có vai trò quan trọng đối với sức khoẻ cộng đồng. Các bài thuốc về rau má đã được áp dụng trong dân gian và mang lại hiệu quả chữa bệnh tuyệt vời. Nhưng chúng ta không nên vì thế mà sử dụng tràn lan, bất hợp lý, hãy áp dụng đúng tình trạng bệnh lý và theo đúng phương pháp trị liệu để đạt được hiệu quả như mong muốn nhé!
Nguồn: Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn