Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Thực phẩm nào bác sĩ khuyên nên ăn khi ốm?

Khi bị ốm cơ thể bị kháng lại với một số chất có trong các món ăn hàng ngày. Để đảm bảo chữa bệnh hiệu quả, bác sĩ khuyên nên ăn các loại thức ăn sau.

cac-mon-nen-an-khi-om-1

Thực phẩm nào bác sĩ khuyên nên ăn khi ốm?

Súp

Thịt gà chứa một loại axít amin được gọi là cysteine, giúp làm loãng đờm trong phổi và súp gà nóng giúp đường hô hấp của bạn giữ ẩm, phòng ngừa mất nước và chống viêm họng. Ngoài ra, súp gà (hoặc nước luộc rau) cũng có thể giúp cơ thể chống lại cảm lạnh bằng cách ngăn chặn tắc nghẽn và viêm.

Trà nóng

Uống trà (đặc biệt là các loại trà có nguồn gốc Trung Quốc, Nhật Bản hay Mỹ) trong thời tiết này có thể giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng nhờ vào hợp chất chống vi khuẩn tự nhiên có trong trà.

Ngoài ra, dung dịch ấm cũng có thể làm dịu họng và giảm bớt tắc nghẽn, vì vậy, những loại đồ uống như trà xanh tươi ủ nóng hoặc nước chanh nóng là lý tưởng để giữ nước cho cơ thể và giúp trị nghẹt mũi.

Trái cây họ cam quýt

Mặc dù vitamin C, có nhiều trong các loại trái cây họ cam quýt, không chữa được bệnh cảm lạnh thông thường nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy nó có thể giúp giảm thời gian mắc và mức độ nghiêm trọng của cảm lạnh. Hơn nữa, các loại hoa quả như cam, chanh, bưởi chứa flavonoid, có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và đẩy nhanh thời gian hồi phục.

Thực phẩm cay

Những loại thực phẩm cay có thể khiến bạn chảy nước mắt, nước mũi, nhưng chúng cũng có tác dụng thông mũi một cách tự nhiên mà hiệu quả. Ăn ớt, mù tạt… có thể giúp giảm các triệu chứng tắc nghẽn.

Thực phẩm tốt nhất cho các triệu chứng dạ dày

Bác sĩ nội khoa cho biết các triệu chứng dạ dày có thể xuất hiện kèm với cúm, khi đó hãy ăn thức ăn nhạt để dễ tiêu hóa và giữ nước là cách tốt nhất để phục hồi nhanh chóng. Những loại thực phẩm bạn có thể ăn trong trường hợp này là:

Bánh quy hoặc bánh mì nướng

Bánh quy không muối hoặc ít muối và bánh mì nướng là những thực phẩm đơn giản, nhạt tốt cho dạ dày. Những thực phẩm giàu tinh bột này sẽ không làm trầm trọng thêm các triệu chứng dạ dày và có thể có lợi cho tiêu hóa và phục hồi sau khi bị đau bụng.

Chuối

Chuối rất giàu kali, loại vitamin thường bị tiêu hao khi bạn bị vã mồ hôi, nôn hoặc tiêu chảy. Chúng cũng giúp việc tiêu hóa trở nên dễ dàng và có thể giúp bổ sung chất điện giải bị mất.

cac-mon-nen-an-khi-om-2

Gừng được sử dụng nhiều khi bị ốm

Gừng

Nghiên cứu chỉ ra rằng gừng cực kỳ hiệu quả trong việc ngăn ngừa buồn nôn và các bệnh liên quan đến dạ dày khác (như táo bón, đầy bụng và nôn). Uống trà gừng hoặc rượu gừng (để tránh gây tổn thương cho dạ dày với carbonat) có thể giúp giữ nước trong khi cũng làm dịu những rối loạn dạ dày.

Thực phẩm nên tránh

Thực phẩm nhiều gia vị và có tính axít

Mặc dù thực phẩm cay có thể giúp thông tắc mũi họng nhưng chúng cũng có thể có tác động mạnh tới dạ dày. Cùng với các loại trái cây họ cam quýt, nó cũng có lợi cho các triệu chứng giống cảm lạnh; nhưng các loại trái cây như bưởi, cam, chanh cũng có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày, gây đau và khó chịu. Hãy tránh hai loại thực phẩm này nếu bạn đang bị đau bụng.

Đồ ngọt

Hấp thu lượng đường cao có thể ức chế hệ miễn dịch và gây viêm, vì vậy hãy tránh loại thực phẩm này khi bạn đang bị ốm.

Thực phẩm giàu chất béo

Bên cạnh bánh mỳ kẹp thịt và khoai tây chiên, những thực phẩm nhiều chất béo cũng có thể gây khó tiêu hóa hơn so với carb và protein và có thể gây đau dạ dày.

Sữa (có thể)

Nhiều người tin rằng dùng sữa có thể kích thích sản sinh dịch nhầy, làm tắc nghẽn nặng hơn khi bạn ốm. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng điều này thực sự là do hiệu ứng giả dược. Nhưng bất kể có hay không uống sữa, dịch nhầy vẫn cứ sản sinh, việc uống sữa có thể tạo ra cảm giác chất đờm đặc hơn, vì vậy để tránh khó chịu, bạn hãy tránh uống sữa khi ốm.