Có rất nhiều nguyên nhân gây đau phần bụng dưới, tuy nhiên mọi người cần phân biệt và nhận biết được những nguyên nhân nào gây ra các bệnh lý nguy hiểm để có cách điều trị. Mọi người cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
- Các bài tập chữa viêm đại tràng co thắt tại nhà
- Tìm hiểu về bệnh chuyên khoa gan nhiễm mỡ
- Hội chứng thận hư: Nguyên nhân và triệu chứng
Những cơn đau ở phần bụng dưới có thể báo hiệu bạn đang mắc phải bệnh lý nào đó
Nguyên nhân gây đau bụng dưới từng cơn và cách khắc phục
Viêm ruột thừa cấp tính
Bác sỹ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết: Tình trạng đau bụng dưới từng cơn do viêm ruột thừa có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Vị trí đau bụng sẽ xảy ra ở vùng quanh rốn sang bên phải lan tới vùng xương chậu phải. Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ cảm thấy có một số triệu chứng như buồn nôn, nôn và tiêu chảy.
Khi bị viêm ruột thừa cấp tính, người bệnh cần được đi khám sớm và xử lý tình trạng viêm theo chỉ định của bác sĩ. Hầu hết trường hợp viêm ruột thừa được điều trị bằng phẫu thuật để cắt bỏ ruột thừa.
Hội chứng ruột kích thích (đại tràng co thắt)
Đây được coi là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra những cơn đau bụng dưới theo cơn từ âm ỉ cho tới dữ dội. Hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là viêm đại tràng co thắt được coi là một bệnh mạn tính.
Ngoài việc đau bụng dưới từng cơn thì người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng kèm theo như:
- Tiêu chảy
- Chướng bụng
- Táo bón tái phát nhiều lần
Đau bụng dưới do hội chứng ruột kích thích thường sẽ giảm đi khi đi đại tiện.
Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị hội chứng ruột kích thích thì người bệnh có thể thay đổi chế độ ăn uống để giảm bớt các triệu chứng. Người bệnh cũng nên áp dụng các biện pháp hỗ trợ như:
- Ăn các bữa nhỏ thay vì một bữa lớn
- Tăng lượng chất xơ trong bữa ăn
- Ngủ đủ giấc
- Tập thể dục thường xuyên
- Uống men vi sinh
- Sử dụng thuốc đại tràng
Hội chứng ruột kích thích là nguyên nhân thường gặp gây đau bụng dưới
Đầy hơi chướng bụng
Giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng cho biết: Đau bụng dưới có thể là do ăn những thức ăn dễ gây đầy hơi. Một số triệu chứng khác của đầy hơi chướng bụng gồm:
- Đau quặn bụng
- Ợ hơi, ợ chua
- Chướng bụng
Bạn có thể xử lý và phòng ngừa đau bụng do hiện tượng đầy hơi chướng bụng bằng cách:
- Thay đối chế độ ăn uống hàng ngày
- Giảm hoặc bỏ các loại thực phẩm dễ gây đầy hơi như: đồ ăn từ bơ sữa, đồ chiên rán, nước giải khát có ga
- Nên ăn chậm hơn và ăn ít hơn
- Không nhai kẹo cao su hoặc ngừng dùng ống hút để tránh đưa lượng không khí thừa vào hệ tiêu hóa.
Táo bón
Táo bón là hiện tượng đi ngoài ít hơn ba lần mỗi tuần hoặc khi đi ngoài phân cứng và khó đẩy phân ra ngoài.
Táo bón là nguyên nhân thường gặp nhất khiến trẻ bị đau bụng dưới từng cơn. Các triệu chứng của táo bón dễ nhận thấy bao gồm:
- Phân cứng
- Khó đi nặng
- Muốn đi vệ sinh nhưng không thể đi được
- Cần phải tác động từ bên ngoài để thải phân ra
Để giảm đau bụng dưới từng cơn do táo bón, bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày, như:
- Tập thể dục thường xuyên
- Không nhịn đi vệ sinh khi muốn đi
- Ăn nhiều đồ ăn giàu chất xơ như rau, củ, quả
- Có thể sử dụng thuốc nhuận tràng để kích thích đi tiêu dễ hơn.
Bệnh viêm ruột
Bị mắc bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng thường gây ra đau bụng dưới theo cơn. Người bệnh cần phải đi khám để được bác sĩ chẩn đoán chính xác và có biện pháp điều trị phù hợp.
Giảm đau bụng dưới từng cơn như thế nào cho hiệu quả?
Tùy thuộc vào nguyên nhân các Bác sỹ sẽ có biện pháp điều trị bệnh hiệu quả. Nếu bị viêm ruột thừa thì cần phải mổ cấp cứu ngay lập tức, nếu đau bụng dưới theo cơn là do hội chứng ruột kích thích hay viêm đại tràng thì bạn nên ưu tiên thay đổi chế độ ăn uống và kết hợp sử dụng thuốc đại tràng.