Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường. Những lời khuyên của bác sĩ dưới đây có thể giúp đẩy lùi bệnh tiểu đường một cách hiệu quả nhất.
Bệnh tiểu đường là gì?
Tiểu đường là căn bệnh nội tiết nguy hiểm liên uqan tới rối loạn chuyển hóa cacbonhydrat bên trong cơ thể. Bệnh tiểu đường là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về tim, suy thận, mạch vành, tai biến mạch máu não…đe dọa tính mạng con người nếu không phát hiện và điều trị kịp thời.
Ngoài các phương pháp điều trị bằng thuốc thì chế độ ăn uống đóng vai trò trong việc hạn chế bệnh tiểu đường và ổn định đường huyết. Những thực phẩm mà bác sĩ dưới đây sẽ giúp bạn từng bước thoát khỏi gánh nặng về bệnh học tiểu đường nguy hiểm này!
Bệnh tiểu đường nên ăn gì?
Rau xanh và trái cây : Rau xanh và trái cây cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất tự nhiên dồi dào. Đồng thời, hàm lượng chất chống oxy hóa & hợp chất phytochemical cao trong rau xanh và trái cây có công dụng thúc đẩy hệ thống miễn dịch cơ thể. Một số loại rau trái người bệnh tiểu đường nên ăn gồm: mù tạt xanh, củ cải, cải xoăn, bông cải xanh, rau bina, bưởi, cam, quýt, táo
Chất đạm: Chất đạm có trong các loại thịt nạc chứa nhiều axit linoleic tổng hợp (CLA) cải thiện chức năng chuyển hoá lượng đường ở trong máu, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả.
Chất béo tốt: Chất béo tốt có trong quả bơ, quả hồ đào, hạnh nhân, quả óc chó, dầu đậu phộng, dầu oliu… hỗ trợ giảm nồng độ cholesterol trong máu, bệnh nhân tiểu đường có thể sử dụng để thay thế cho chất béo có nguồn gốc từ động vật trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
Ăn cá ít nhất 2 lần/tuần: Các loại cá như á hồi, cá ngừ, cá mòi, cá thu…được các chuyên gia dinh dưỡng Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn nhận định rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường không nên ăn gì?
Thực phẩm ngọt: Bánh ngọt, kẹo, nước ngọt, nước ngọt có gas…và tất cả các thực phẩm ngọt nhân tạo là kẻ thù lớn nhất khiến tình trạng bệnh tiểu đường trở nên nguy hiểm hơn.
Tinh bột: Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường luôn luôn được khuyến cáo không nên ăn nhiều tinh bột, kể cả các thực phẩm như cơm, phở, bún… Thay vào đó, bạn có thể sử dụng gạo lứt hoặc các loại ngũ cốc có lợi khác.
Đồ ăn có chứa nhiều chất béo bão hòa – trans, cholesterol: Các đồ ăn chứa nhiều chất béo khiến người bệnh khó kiểm soát được đường huyết. Vì thế, người bệnh tiểu đường nên hạn chế các thực phẩm nguồn gốc từ động vật như thịt mỡ, phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng gà, pho mát, bơ sữa; thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như sữa dừa, nước cốt dừa, kem….
Rượu bia, những loại đồ uống có cồn: Bệnh nhân tiểu đường cần tuyệt đối tránh ra các loại rượu bia, đồ uống có cồn và các thực phẩm có chứa chất kích thích, bởi những thức uống này có thể khiến lượng đường trong máu gia tăng nhanh mà không kiểm soát được.
Theo các bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, để điều trị bệnh tiểu đường một cách hiệu quả nhất, người bệnh thực hiện chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ, luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày cũng như lên kế hoạch dinh dưỡng hàng tuần một cách khoa học để đảm bảo dinh dưỡng và không khiến tình trạng bệnh trở nên nguy hiểm hơn.