Để đảm bảo sức khỏe của con trẻ trong thời tiết nắng nóng như hiện nay thì các bậc phụ huynh cần trang bị cho mình kiến thức phòng ngừa và xử lý chứng say nắng ở trẻ.
- Tác hại của việc ăn uống thất thường không đúng giờ
- Chuyên gia dinh dưỡng mách các thực phẩm chống dị ứng
- Cải thiện sức khỏe và vóc dáng nhờ một số bài tập Cardio
Sơ cứu trẻ say nắng như thế nào?
Sơ cứu trẻ say nắng như thế nào?
Theo các bác sĩ tư vấn, trẻ em là đối tượng dễ bị say nắng nếu tiếp xúc với nắng gay gắt trong khoảng thời gian những ngày hè oi bức này. Trên thực tế, trẻ em rất cần hoạt động ở ngoài trời giúp trẻ học hỏi và khám phá thế giới xung quanh. Tuy nhiên nếu trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời kéo dài sẽ làm trẻ có cảm giác lừ đừ, mệt mỏi, ngất xỉu, say nắng. Đây cũng là hiện tượng cơ thể tăng nhiệt độ cao do các tác động bên ngoài của ánh nắng mặt trời và thời tiết oi bức. Tăng thân nhiệt gây rối loạn hoạt động của các cơ quan, điều hòa thân nhiệt và gây choáng, nặng hơn có thể tử vong.
Say nắng ở trẻ thường gặp với các dấu hiệu như: cơ thể nóng hầm hập, da ửng đỏ, không thoát mồ hôi, sốt cao thậm chí trên 40 độ. Lúc này việc cấp bách nhất là cấp cứu cho trẻ. Đối với trẻ lớn hơn có thể thấy hoa mắt, chóng mặt, ù tai, buồn nôn, nôn. Vì vậy khi trẻ bị say nắng thì cha mẹ cần sơ cứu với trẻ bằng phương pháp sau:
- Trẻ đang ở ngoài trời thì cần đưa ngay trẻ vào nơi có bóng mát, thoáng khí
- Trẻ nhỏ cần cởi hết quần áo, trẻ lớn hơn cần cởi bớt quần áo
- Quạt mát cho trẻ, hạn chế tụ tập đông người vây xung quanh trẻ.
- Dùng khăn lau mát cho trẻ
- Cho trẻ uống nước nếu trẻ còn có thể uống, lưu ý uống chầm chậm, từng ngụm, nên cho trẻ ngồi dậy để uống nước. Nếu trẻ lơ mơ, chưa tỉnh thì không uống, cũng không nên uống ở tư thế nằm.
Nếu trong các trường hợp khẩn cấp không thể xử lý thì cha mẹ cần gọi cấp cứu hoặc chuẩn bị phương tiện đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị.
Phòng tránh say nắng ở trẻ như thế nào?
Phòng tránh say nắng ở trẻ như thế nào?
Tuy rằng không phải là một bệnh học nguy hiểm nhưng chúng có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ. Vì thế ngoài trang bị kiến thức sơ cứu thì cha mẹ cũng cần biết thêm các phương pháp phòng tránh say nắng.
Nếu cho trẻ đi xa, đi lâu dưới trời mùa hè nắng nóng bằng xe máy thì cần che chắn cho trẻ cẩn thận, mặc áo chống nắng, quần dài, đội mũ bảo hiểm, đeo khẩu trang. Giữa những chặng đường dài cần lựa chọn những điểm dừng chân ở những nơi thoáng mát, có bóng râm, cởi bớt quần áo nóng cho trẻ và rửa mặt, quạt mát cho trẻ. Cho trẻ uống nước, nghỉ ngơi, ăn nhẹ rồi lại đi tiếp. Nếu đi chặng dài cần nghỉ ngơi giữa chặng nhiều hơn. Đồng thời cha mẹ cũng không nên tắm quá lâu ở hồ bơi không có mái che, tắm biển, phơi nắng, đá bóng ở ngoài trời nếu thời tiết quá nắng nhất là khung giờ 11-16h nên hạn chế ra ngoài. Nếu tắm ngoài trời cần có những khung giờ nghỉ ngơi, uống nước ở bóng râm.
Ngoài ra, trẻ cũng không nên hoạt động thể lực ngay từ đầu với cường độ cao, thời gian lâu trong nắng nóng, cần khởi động và vận động từ từ để trẻ thích nghi với môi trường. Chủ động cho bé uống nước, quan sát trẻ thường xuyên vì trẻ rất ham chơi và không nghĩ được tác hại của nắng nóng. Không đợi đến khi khát nước mới cho uống mà nên chủ động cho bé uống thường xuyên và cũng để kiểm tra xem sức khỏe của trẻ như thế nào. Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, làm từ chất liệu vải dễ thấm hút mồ hôi, mặc vừa đủ không nên mặc quá nhiều. Nếu đi nắng cần sử dụng kem chống nắng cho trẻ hạn chế bị cháy nắng. Ra nắng nên đội mũ rộng vành, đeo kính, đeo khẩu trang cho trẻ, không đắp chăn quá dày.
Nguồn: bacsy.edu.vn