Thời tiết mùa thu có mức độ chênh lệch ngày và đêm rất lớn nên người già và trẻ nhỏ – hai đối tượng có sức đề kháng kém rất dễ mắc bệnh.
- 8 bài kiểm tra sức khỏe đơn giản mà hiệu quả bạn có thể thực hiện tại nhà
- Bà mẹ cho con bú nên có chế độ dinh dưỡng như thế nào?
- Bác sĩ Y học cổ truyền hướng dẫn cách làm gối thuốc chữa bệnh đau đầu, mất ngủ
Biện pháp hiệu quả phòng bệnh mùa thu cho người già và trẻ nhỏ
Theo những tin tức y tế mới nhất, tiết trời mùa thu được coi là dễ chịu nhất trong năm, nhưng do nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch nhau nhiều nên đây cũng là mùa dễ mắc bệnh hơn các mùa khác, đặc biệt với người già và trẻ nhỏ vì sức đề kháng kém.
Bệnh lý thường gặp trong mùa thu
Dưới đây là những bệnh thường gặp trong mùa thu hiệu quả:
Sốt và cảm lạnh
Triệu chứng thường gặp và dễ nhận biết khi mắc sốt do virut là sốt, hắt hơi liên tục, chảy nước mắt nước mũi, đỏ mắt, đau nhức cơ, khớp, đau đầu… Nếu ở thể nhẹ, người bệnh có thể sốt từ 3-5 ngày, sau đó tự khỏi. Ở thể nặng hơn người bệnh sốt li bì 5 – 7 ngày và dễ gặp các biến chứng viêm đường hô hấp cấp trên, viêm phổi…
Các bệnh hô hấp
Một số bệnh đường hô hấp thường gặp bao gồm: Viêm đường hô hấp trên (viêm họng, VA, amidan) cấp tính và mạn tính, Viêm phế quản, Viêm thanh quản, khí quản, tiểu phế quản, phổi,…
Xương khớp
Đau nhức xương khớp là bệnh điển hình vào mùa thu, nó không chỉ xảy ra đối với người cao tuổi, hiện nay, phụ nữ sau tuổi 35 đều có thể bị bệnh khớp. Để hạn chế đau nhức xương khớp trong mùa thu, người cao tuổi nên chú ý ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Giữ ấm cơ thể khi trời lạnh thất thường. Điều chỉnh mức độ tập luyện phù hợp thể trạng từng người.
Dị ứng
Giao mùa, thời tiết khô hanh xuất hiện nhiều dị nguyên trong môi trường như phấn hoa, bụi bông, lông súc vật, khói… là những tác nhân gây các chứng dị ứng như: viêm da dị ứng, mề đay, viêm kết mạc, hen phế quản…
Bệnh đau mắt đỏ
Bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi là bệnh viêm màng kết. Bệnh đau mắt đỏ thường có biểu hiện rõ nhất là mắt đỏ và có dử mắt. Dử mắt có thể màu xanh hoặc màu vàng tùy tác nhân gây bệnh. Mi mắt sưng nề, mọng, mắt đỏ (do cương tụ mạch máu), đau nhức, chảy nước mắt.
Thủy đậu
Triệu chứng: thường xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ. Khi mắc phải thường bị đau đầu, xuất hiện những nốt hồng ban, phỏng nước,… sau 2 -3 ngày có thể đóng vẩy.
Bệnh lý thường gặp trong mùa thu
Biện pháp hiệu quả phòng bệnh mùa thu cho người già và trẻ nhỏ
Bác sĩ chuyên khoa chia sẻ biện pháp phòng bệnh mùa thu hiệu quả:
- Luôn luôn đeo khẩu trang khi đi đường, đến nơi công cộng, bạn sẽ không hít phải các chất dị ứng ở môi trường, tránh được bụi bẩn và vi khuẩn, vi nấm thâm nhập vào mũi, họng gây bệnh.
- Trong công sở, hay ở nơi công cộng, bạn cần thường xuyên rửa tay mỗi khi tiếp xúc với đồ vật, núm cửa phòng vệ sinh…để loại bỏ các mầm bệnh dính trên tay bạn.
- Những buổi sáng lạnh, bạn nên mặc nhiều hơn một lớp áo để khi trưa nắng bạn có thể cởi bỏ bớt cho phù hợp với thời tiết.
- Bạn cần sắp xếp lại thời gian để đảm bảo giấc ngủ từ 7-8 giờ mỗi ngày, trong đó có giấc ngủ trưa từ 15-30 phút.
- Khi một thành viên trong gia đình bị bệnh, cần được khám và điều trị tích cực để tránh lây nhiễm sang người khác.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giúp bạn đọc hiểu hơn và nắm được những biện pháp phòng bệnh mùa thu hiệu quả.
Thanh Mai – bacsy.edu.vn