Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Bệnh tổ đỉa ở ngón chân: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Bệnh tổ đỉa, còn gọi là viêm da cấp tính ở lòng bàn chân và bàn tay, thường xuất hiện với triệu chứng nổi mụn nước và cảm giác ngứa rất khó chịu ở vùng bàn chân và bàn tay. Bệnh này thường thấy ở đối tượng trẻ tuổi và phân bố đều đặn giữa nam và nữ.

Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa

Theo các bác sĩ và giảng viên Cao đẳng Dược, Nguy cơ mắc bệnh thường liên quan đến nhiều yếu tố, bao gồm:

  • Những người có tiền sử về viêm da cơ địa có khả năng cao hơn mắc bệnh.
  • Thường xuyên tiếp xúc với hóa chất và chất tẩy rửa mạnh có thể gây kích ứng là một yếu tố nguy cơ.
  • Bệnh cũng có thể bùng phát khi tăng tiết mồ hôi tay và chân, tạo môi trường ẩm ướt thuận lợi cho sự phát triển của bệnh.
  • Hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tổ đỉa.
  • Tia cực tím từ mặt trời hoặc các nguồn tia cực tím nhân tạo có thể góp phần vào sự phát triển của bệnh tổ đỉa.

Những dấu hiệu và triệu chứng bệnh tổ đỉa

Theo các bác sĩ tư vấn sức khỏe, Triệu chứng của bệnh tổ đỉa bao gồm:

  • Xuất hiện các mụn nước trên lòng bàn chân, bàn tay hoặc giữa các ngón, gây cảm giác ngứa mạnh.
  • Mụn nước có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc tập trung thành từng đám, với kích thước từ vài milimet đến những bọng nước lớn hơn.
  • Các mụn nước và bọng nước tồn tại trong nhiều tuần trước khi tự vỡ, sau đó da bong tróc.
  • Gây ra tình trạng viêm đỏ, bong tróc và nứt da ở lòng bàn tay và bàn chân, thường là mạn tính.
  • Trong các trường hợp nặng, bệnh có thể gây loạn dưỡng móng.
  • Có thể xảy ra trường hợp bội nhiễm tụ cầu vàng, làm cho dịch mụn nước và bọng nước trở nên đục màu.

Bệnh thường xuất hiện trong thời tiết ấm. Chẩn đoán chủ yếu dựa trên các đặc điểm lâm sàng sau:

  • Mụn nước, bọng nước sâu dưới da ở lòng bàn chân, bàn tay, và giữa các ngón.
  • Rất ngứa
  • Xuất hiện bất thình lình.
  • Bệnh hay tái phát lại

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh tổ đỉa

Nguyên tắc điều trị bệnh tổ đỉa bao gồm:

  • Tránh các yếu tố gây bệnh: Tránh tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng như hóa chất và chất tẩy rửa.
  • Điều trị tình trạng viêm: Điều trị nhằm kiểm soát tình trạng viêm da.
  • Phối hợp với các biện pháp chăm sóc da: Sử dụng các biện pháp chăm sóc da để giảm triệu chứng.

Thuốc điều trị: Các loại thuốc điều trị có thể bao gồm:

  • Thuốc bôi chứa corticosteroids: Chỉ định cho các trường hợp bị tổ đỉa nhẹ hoặc vừa. Các loại corticoid mạnh như Betamethasone dipropionate 0.05% hoặc Clobetasol propionate 0.05% có thể được sử dụng. Thuốc được bôi 2 lần/ngày trong 2-4 tuần. Lưu ý rằng việc sử dụng corticosteroids cần được chỉ định bởi bác sĩ do tác dụng phụ có thể gây teo da và giãn mạch.
  • Thuốc ức chế Calcineurin đường bôi (Tacrolimus): Thường được sử dụng phối hợp với corticosteroids để tránh sử dụng corticosteroids kéo dài gây teo da. Mỡ Tacrolimus 0.1% được chỉ định dùng 2 lần/ngày cho đến khi tình trạng ổn định.
  • Thể nặng: Trong trường hợp nặng, có thể sử dụng một đợt ngắn ngày corticosteroids đường toàn thân, với liều prednisone 40mg/ngày, sau đó cần giảm dần liều.
  • Trường hợp tổ đỉa có bội nhiễm tụ cầu vàng: Cần dùng kháng sinh trong 7 ngày để điều trị bội nhiễm.
  • Kháng Histamin: Sử dụng các loại thuốc kháng histamin như Desloratadine 5mg hoặc Cetirizine 10mg để giảm triệu chứng ngứa.

Các biện pháp chăm sóc da phối hợp

Giảng viên Cao đẳng Y DượcHà Nội cho hay, cùng với điều trị thì mọi người cần có các biện pháp chăm sóc da phối hợp

  • Tránh tiếp xúc với các chất kích ứng: Hạn chế tiếp xúc với xà phòng, chất tẩy rửa, hóa chất và các yếu tố có thể gây kích ứng cho da.
  • Tránh ngâm nước muối tự pha và nước lá cây: Không nên sử dụng nước muối tự pha hoặc ngâm tắm trong các loại nước lá cây, vì điều này có thể làm tình trạng viêm trở nên nặng hơn.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm: Trong giai đoạn da khô, bong tróc, và nứt, hãy sử dụng các kem dưỡng ẩm để giúp làm dịu triệu chứng ngứa và đau rát.

Tổng hợp bởi: https://bacsy.edu.vn/