Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính nên vận động như thế nào?

Duy trì luyện tập những bài tập mà các bác sĩ chuyên khoa giới thiệu sẽ giúp bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính sớm ổn định sức khỏe và cân bằng cuộc sống.

Bài tập cho bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính

Theo các bác sĩ tư vấn, ở người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, tập thể dục đều đặn vừa với sức của mình sẽ giúp tăng cường sức khỏe, nhờ đó các bắp thịt chắc khỏe hơn, các cơ hô hấp hoạt động hiệu quả hơn, cơ thể dẻo dai hơn, lâu mệt hơn và giảm bớt nhu cầu oxy, giảm bớt cảm giác khó thở. Tập thể dục đều đặn cũng giúp cho máu lưu thông tốt và cơ thể sử dụng oxy tốt hơn, tăng cường sức đề kháng cơ thể, chống loãng xương, chống teo cơ cứng khớp. Hiệu quả của thể dục và vận động đối với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính đã được các nhà khoa học chứng minh rất rõ rệt và là một phần trong chương trình điều trị bệnh. Dưới đây là các khuyến cáo về bài tập cho bệnh nhân phổi tắc nghẽn mãn tính, hy vọng mọi người có thêm những thông tin hữu ích.

Vận động và thể dục sao cho an toàn và hiệu quả

Khi lần đầu tiên được khuyến khích thể dục và vận động để điều trị bệnh, nhiều người cảm thấy lo lắng và bối rối vì lo sợ rằng vận động và thể dục có thể làm cho cơ thể bị mệt. Để vận động sao cho an toàn nhưng vẫn đạt được hiệu quả như mong muốn cần nắm vững các nguyên tắc sau:

Hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng các bài tập

  • Hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa hô hấp trước khi bắt đầu tập vận động.
  • Tốt nhất nên đến tập ở những đơn vị phục hồi chức năng hô hấp ở địa phương gần nơi cư trú để được hướng dẫn và giám sát. Tự tập luyện tại nhà thường có hiệu quả kém hơn nhưng cũng được khuyến khích nếu việc đi lại quá bất tiện.
  • Cần phải kiên nhẫn tập luyện, hiệu quả của vận động thường chưa thấy được qua vài lần tập đầu mà chỉ xuất hiện sau vài tuần.
  • Chỉ nên tập vừa với sức mình, mọi sự cố gắng quá mức đều không tốt. Nếu cảm thấy mệt lúc đang tập, có thể tạm nghỉ ngắn rồi tiếp tục vận động.
  • Mỗi người bệnh đều rất khác biệt nhau ở mức độ bệnh, tình trạng sức khỏe chung, các bệnh học đi kèm, vì vậy các kỹ thuật viên sẽ cùng với bệnh nhân chọn lựa loại hình tập vận động, cường độ luyện tập và tốc độ luyện tập sao cho phù hợp với từng người.
  • Nên đặt ra chỉ tiêu cho mỗi lần tập, lần sau cao hơn lần trước, ví dụ hôm nay đi bộ được 15 phút thì sẽ cố gắng đạt 20 phút ở những lần sau và cứ thế tăng dần. Điều này giúp người bệnh tăng dần khả năng vận động và có cảm giác vui khi hoàn thành công việc.

Các yêu cầu cần thiết khi tập vận động như một phương pháp trị liệu

Thời gian tập tối thiểu khoảng 6 – 8 tuần mới đạt được hiệu quả như mong muốn, mỗi tuần ít nhất 3 buổi tập. Mỗi buổi tập kéo dài khoảng 30 phút, nếu chưa quen không tập liên tục 30 phút được có thể xen kẽ những khoảng nghỉ ngắn và tăng dần thời lượng tập ở những lần tới. Sau khi tập được khoảng 6 – 8 tuần, bệnh nhân thường sẽ đạt được hiệu quả điều trị tức là giảm bớt khó thở, thấy người khỏe khoắn hơn, chất lượng cuộc sống tốt hơn và có thể làm tốt những việc cần gắng sức. Nếu sau đó bệnh nhân vẫn tiếp tục tập luyện thì hiệu quả này sẽ được duy trì. Thời gian tập càng lâu, hiệu quả đạt được càng kéo dài. Nếu ngưng tập, hiệu quả này sẽ giảm dần và mất đi sau đó.

Các yêu cầu cần thiết khi tập vận động như một phương pháp trị liệu

Trong cuốn cẩm nang sức khỏe, các bác sĩ có khuyến cáo bệnh nhân nên cố gắng tập vận động ở cường độ cao nhưng chỉ trong chừng mực mà cơ thể có thể chịu đựng được, đừng gắng sức quá mức. Có nhiều bệnh nhân dễ bị mệt khi gắng sức nên dùng thuốc giãn phế quản trước khi tập. Bệnh nhân cũng có thể kết hợp với thở oxy lúc đang tập để giúp cho việc tập luyện dễ dàng hơn.

Chúc các bạn luôn có một sức khỏe tốt!

Nguồn: bacsy.edu.vn