Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
Chia sẻ:

Bác sĩ tư vấn: Những điều cần biết về viêm tai ngoài

Viêm tai ngoài là một nhiễm trùng của tai hay vùng ống phía ngoài của tai. Làm cho lỗ tai ngứa và bị nhiễm trùng khiến việc cử động đầu hay chạm vào tai rất đau.

Dấu hiệu viêm tai ngoài

Ngứa, đau là các triệu chứng thường thấy ở chứng bệnh viêm tai ngoài. Ngoài ra theo các bác sĩ tư vấn viêm tai ngoài còn có những triệu chứng biểu hiện như sau:

  • Ngứa, đau tai
  • Ngứa & đau tăng thêm khi tai bị cử động bởi các động tác nhai, hắt hơi, …
  • Có khi có cảm giác lùng bùng lổ tai & không nghe thấy gì.
  • Có thể chảy dịch vàng.

Nguyên nhân gây ra Viêm tai ngoài

  • Bơi lội nhiều, tắm gội nhiều bị nước vào tai
  • Ráy tai tích tụ nhiều trong tai cũng có nguy cơ bị viêm tai ngoài
  • Lấy ráy tai bằng vật cứng, cạnh sắc gây tổn thương tai, hoặc dùng móng tay nhọn để lấy ráy tai cũng gây ra tổn thương tai.
  • Các loại bệnh ngoài da như vẩy nến ở tai ngoài cũng gây ra viêm.

Phương pháp điều trị viêm tai ngoài

Theo các bác sĩ tại trường Cao đẳng Y Dược TPHCM cho hay: Tùy theo mức độ tiến triển của bệnh mà bác sĩ sẽ xác định phác đồ điều trị. Nếu bệnh nhân đã bị liệt dây thần kinh VII và viêm xương chũm (phần xương sọ ở vùng sát với tai) thì việc áp dụng các can thiệp phẫu thuật như nạo bỏ xương bị viêm để giải phóng cho thần kinh khỏi bị chèn ép đều không còn tác dụng . Phương pháp này vô ích đối với  thần kinh mặt đã bị liệt, càng không ngăn chặn được quá trình viêm đang phát triển, thậm chí còn làm liệt tiếp các dây thần kinh hỗn hợp  gần đó.

Dùng kháng sinh phòng ngừa để các dây thần kinh hỗn hợp này khỏi bị viêm và liệt tiếp. Để tránh biến chứng lây lan, bác sĩ thường chỉ ngừng điều trị khi trên hình chụp nhấp nháy xương bằng Gallium 67 có dấu hiệu báo quá trình viêm xương đã ngừng lại.

Các di chứng thần kinh bao giờ cũng quá nặng nề đối với bệnh nhân bị viêm tai ác tính và thường thì không thể phục hồi. Ở trường hợp điều trị muộn, kháng sinh chỉ ngăn không cho quá trình viêm tiếp tục lan tới các dây thần kinh sọ chưa bị tổn thương, còn dây VII (hoặc các dây thần kinh hỗn hợp khác) khi đã bị liệt rồi thì khó có thể hồi phục được.

Liệt dây thần kinh VII sẽ làm mặt biến dạng và tàn phế nặng, ảnh hưởng đến việc nói, ăn uống, nhất là rối loạn khép mi mắt (có nguy cơ cao dẫn đến loét giác mạc). Liệt các dây thần kinh hỗn hợp có thể gây ra các di chứng nặng ở người cao tuổi, cá biệt trường hợp liệt một bên cơ khít hầu, bệnh nhân không nuốt được, thường phải đặt ống dẫn thông dạ dày.

Phòng ngừa viêm tai ngoài bằng cách nào?

Các dược sĩ Cao đẳng Dược chia sẻ việc phòng bệnh rất cần thiết với các đối tượng: người có ráy tai ướt, đặc; ống tai nhỏ hẹp; sức đề kháng giảm; nhiều mồ hôi; hoạt động dưới nước nhiều…

Các biện pháp phòng bệnh gồm: sau khi tắm hay bơi lội dưới nước nên dùng máy sấy tóc thổi khô nước ở trong ống tai; nhỏ thuốc sát khuẩn vào tai; tránh dùng dụng cụ sắc nhọn ngoáy tai gây trầy xước ống tai; khi cần nên nhờ bác sĩ rửa ống tai và giúp lấy ráy tai; những người đang bị viêm tai ngoài cấp tính nên tránh bơi lội hoặc hoạt động dưới nước cho đến khi trị khỏi dứt điểm.