Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Bác sĩ tư vấn: những điều bạn nên biết chứng ra mồ hôi tay

Ra mồ hôi tay tuy không phải là bệnh. Nhưng nó lại gây ra nhiều khó chịu cho người mắc chứng này. Đôi bàn tay luôn bị ẩm ướt nó gây ra rất nhiều bất tiện.

Bác sĩ tư vấn: những điều bạn nên biết chứng ra mồ hôi tay

Bạn sẽ rất ngại giao tiếp hoặc làm việc khó với đôi bàn tay luôn ướt sũng. Vậy biểu hiện và cách phòng tránh ra mồ hôi tay ra sao. Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé

Biểu hiện của chứng ra mồ hôi tay

Các bác sĩ tư vấn chobiết: Chứng bệnh này rất dễ nhận biết thông qua những biểu hiện như:

  • Lòng bàn tay luôn ẩm ướt, có khi mồ hôi ra nhỏ giọt.
  • Da tay nhợt nhạt.
  • Lòng bàn tay lạnh.
  • Da bong tróc và lớp tế bào chết thường xuất hiện ở tay.

Thông thường đổ mồ hôi chỉ là phản ứng hạn nhiệt của cơ thể. Nhưng mồ hôi ra quá nhiều có thể dẫn đến  nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc gây kích ứng vùng da tay làm cho người bệnh vô cùng khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày.

Mỗi khi cơ thể bị nóng do vận động hay uống nhiều rượu bia, chất kích thích hoặc ăn những thực phẩm cay nóng thì mồ hôi ra ướt đẫm lòng bàn tay là điều bình thường. Bởi vì khi đó là lúc cơ thể đang làm mát và tự điều chỉnh lại thân nhiệt trở về thế cân bằng nhưng nếu mồ hôi tay.

Dược sĩ Cao đẳng dược cho biết đổ mồ quá nhiều cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý như:

Bệnh cường giáp:  khi tuyến giáp hoạt động quá mức làm tăng tốc độ trao đổi chất, đốt cháy nhiều năng lượng, tạo ra nhiều nhiệt và để thoát nhiệt thoát nhiều thì mồ hôi sẽ ra nhiều hơn.

Tuy nhiên, trong bệnh cường giáp, ngoài đổ nhiều mồ hôi còn có một số biểu hiện khác đi kèm như run tay, tim đập nhanh, hay hồi hộp, trống ngực, mắt lồi, gầy sút, sụt cân nhanh trong khi ăn rất nhiều…

Thiếu hụt vitamin và các khoáng chất: kẽm, vitamin D hay canxi: do sử dụng  nhiều thực phẩm chế biến sẵn có chứa các chất bảo quản nên gây ra thiếu hụt một số vitamin và các chất khoáng nên gây ra chứng đổ nhiều mồ hôi tay.

Nhiễm độc: khi cơ thể tiếp xúc với các chất độc có trong thực phẩm, nước và không khí, các chất độc này tác động đến cơ thể, thì cơ thể sẽ phản ứng lại bằng việc tiết nhiều mồ hôi để đào thải một phần chất cặn bã và chất độc ra bên ngoài.

Tăng tiết mồ hôi thứ phát do mắc các bệnh nhiễm trùng như: lao phổi, u tuyến yên, thiếu máu bất sản…

Bác sĩ tư vấn: những điều bạn nên biết chứng ra mồ hôi tay

Phòng ngừa ra mồ hôi tay như thế nào?

Theo các bác sĩ tại trường Cao đẳng Y Dược TPHCM cho hay: Khi phát hiện ra chứng ra mồ hôi tay với những biểu hiện trên. Hãy tới gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có hướng chữa trị kịp thời. Sau đây là một số cách phòng chứng bệnh này:

Uống nhiều nước để làm mát cơ thể. Nếu uống đủ nước, cơ thể sẽ không bị nóng và không cần phải thoát nhiệt nên không phải đổ mồ hôi. Có thể uống các loại nước hoa quả mỗi ngày để làm giảm mồ hôi. Nhiều người quan niệm rằng, càng uống nhiều nước thì càng đổ nhiều mồ hôi.

Nên hạn chế thực phẩm cay nóng: cần giảm bớt các thực phẩm, thực phầm chứa nhiều gia vị như: ớt, tỏi, tiêu, hành và đồ uống chứa chất kích thích như caffein, rượu bia, thuốc lá… Lựa chọn một chế độ ăn hàng ngày là một trong những cách để giảm mồ hôi tay.

Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm nên dung kem dạng bột. Thay vì sử dụng kem thì nên sử dụng các loại phấn bột để ngăn chặn mồ hôi tiết ra.

Giảm căng thẳng một trong những nguyên nhân gây ra mồ hôi tay.  Cần quản lý tốt cảm xúc của mình bằng việc thường xuyên tập yoga hay ngồi thiền.

Trên đây là những biểu hiện, nguyên nhân và các phòng chứng ra mồ hôi tay. Chứng bệnh này không gây nhiều nguy hiểm nhưng sẽ rất bất tiện với dân công sở. Bạn nên thực hành duy trì thói sống lành mạnh để phòng bệnh.