Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Bác sĩ tư vấn nguyên nhân và cách điều trị bệnh giãn tĩnh mạch thực quản

Giãn tĩnh mạch thực quản là một trong những bệnh thường phát triển ở những bệnh nhân xơ gan nặng. Cùng tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết dưới đây nhé.

Giãn tĩnh mạch thực quản là gì?

Theo bác sĩ tư vấn sức khỏe Anh Tú chia sẻ: Giãn tĩnh mạch thực quản là tình trạng giãn các tĩnh mạch trong hệ thống cấp máu và xung quanh thực quản. Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng trên là tăng huyết áp tĩnh mạch cửa.

Các tĩnh mạch thực quản nhỏ và có thành mỏng không thể chứa một lượng lớn máu. Do đó, sự ứ trệ lưu chuyển máu có thể khiến các tĩnh mạch bị giãn và gây vỡ. Vỡ tĩnh mạch thực quản có thể nguy hiểm và thậm chí gây tử vong. Vì vậy, bất cứ ai nghi ngờ rằng bị giãn tĩnh mạch thực quản gặp bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời.

Nguyên nhân gây nên tình trạng giãn tĩnh mạch thực quản

Xơ gan là nguyên nhân phổ biến nhất gây giãn tĩnh mạch thực quản. Trong số những người bị xơ gan, 30% bị giãn tĩnh mạch có sự ứ trệ lưu thông máu về gan. Trong năm đầu tiên sau khi chẩn đoán, 5% giãn tĩnh mạch nhỏ và 15% giãn tĩnh mạch lớn chảy máu.

Tăng huyết áp tĩnh mạch cửa là một biến chứng của xơ gan xảy ra khi mô sẹo ngăn chặn dòng chảy của máu xung quanh gan. Tình trạng này dẫn đến huyết áp cao trong tĩnh mạch cửa vốn xem như là đường ống có nhiệm vụ mang máu từ các cơ quan khác đến gan.

Nếu lưu lượng máu quanh gan bị hạn chế, cơ thể sẽ tăng cường máu qua các tĩnh mạch trong dạ dày hoặc thực quản. Một khi lưu lượng máu chảy qua chúng tăng lên quá mức có thể gây ra tình trạng giãn tĩnh mạch.

Nguyên nhân hiếm gặp của giãn tĩnh mạch thực quản có thể bao gồm hội chứng Budd-Chiari và bệnh sán máng.
Hội chứng Budd-Chiari khiến các tĩnh mạch trong gan bị tắc nghẽn một phần. Sán máng có thể xâm nhập vào các mạch máu khiến các tĩnh mạch bị giãn.

Giãn tĩnh mạch thực quản thường có các triệu chứng nào?

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Nguyễn Tâm Anh hiện đang giảng dạy tại Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết, nhiều trường hợp bị giãn tĩnh mạch thực quản nhẹ có thể không có triệu chứng. Các triệu chứng của giãn tĩnh mạch thực quản mức độ nhiều có thể bao gồm:

  • Da nhợt nhạt khác thường;
  • Mệt mỏi liên tục;
  • Hụt hơi;
  • Ngất xỉu hoặc chóng mặt;
  • Phân đen;
  • Máu đỏ sẫm trong phân;
  • Nôn ra máu đỏ tươi.

Nếu một người gặp các triệu chứng này, họ cần được chăm sóc tại bệnh viện ngay lập tức.

Phân loại giãn tĩnh mạch thực quản

Giãn tĩnh mạch thực quản có nhiều mức độ khác nhau. Giãn tĩnh mạch nhỏ có đường kính dưới 5 mm và không phải lúc nào cũng gây ra triệu chứng. Đối với trường hợp này, bác sĩ sẽ khuyến nghị các phương pháp để ngăn ngừa tổn thương gan thêm. Điều trị giãn tĩnh mạch lớn có thể bao gồm tiểu phẫu để ngăn việc chảy máu.

Ngoài ra, các biến chứng cũng có thể xuất hiện ở các cơ quan khác của cơ thể như: Giãn tĩnh mạch dạ dày, giãn tĩnh mạch tá tràng hay giãn tĩnh mạch trực tràng.

Phòng ngừa giãn tĩnh mạch thực quản bằng cách nào?

Hiện nay, không có phương pháp nào có thể ngăn ngừa giãn tĩnh mạch thực quản một cách hoàn toàn. Tuy nhiên, bất cứ ai có tình trạng xơ gan nên được điều trị để giảm nguy cơ biến chứng giãn tĩnh mạch.

Ngoài ra, thay đổi lối sống và sử dụng thuốc hỗ trợ có thể giúp giảm tổn thương thêm ở gan và giảm nguy cơ phát triển giãn tĩnh mạch.

Thuốc chẹn beta có thể giúp ngăn ngừa xuất huyết do giãn tĩnh mạch. Băng chống giãn tĩnh mạch cũng có thể ngăn ngừa tình trạng này.