Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
Chia sẻ:

Bác sĩ nói về nguyên nhân và cách phòng chống bệnh lao

Lao là một bệnh học truyền nhiễm thường gặp ở nước ta, lao lây lan nhanh chóng tới mức báo động, vi khuẩn lao đã bị kháng thuốc và phát triển lây lan bệnh nhanh chóng từ người này sang người khác.

Tác nhân gây bệnh:

Các vi khuẩn gây bệnh là vi khuẩn lao người (Mycobacteria Tuberculosis hominis) và vi khuẩn lao bò (M. bovis). Là trực khuẩn ưa khí tuyệt đối, phát triển tốt nhất ở môi trường có phân áp Oxy.

trung-ga-voi-tam-that-chua-benh

BK sinh sản chậm (khoảng 20h – 24 giờ /lần). Khi gặp điều kiện không thuận lợi có thể thay đổi đặc tính, có khả năng đột biến kháng thuốc và có sức đề kháng cao với các thuốc khử trùng thông thường.

Đường lây:

Nguồn bệnh là người bị lao phổi có BK (+) tính ở đờm.

–           Đường hô hấp: là chủ yếu. do bệnh nhân nói, ho khạc đờm có BK, hoặc đờm khạc ra khô thành bụi và bay lơ lửng trong không khí. Các hạt nước bọt hoặc hạt bụi có đường kính < 10mm chứa BK, có khả năng tới được phế nang. Tại phế nang BK phát triển và lan tràn.

–           Đường tiêu hoá: ít gặp, chỉ xảy ra sau khi uống phải sữa tươi có BK (lao ở vú bò), lây truyền đường này số lượng BK phải nhiều gấp hàng nghìn lần ở đường hô hấp.

–           Các đường khác: da và niêm mạc; bào thai … rất hiếm gặp.

Yếu tố nguy cơ lây nhiểm:

–           Suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải: dùng Corticoid kéo dài, nhiễm HIV/AIDS.

–           Mắc các bệnh mạn tính: đái tháo đường, bụi phổi, suy thận mạn, chửa đẻ,  mổ cắt dạ dày …

–           Di truyền: ngưới có nhóm máu HLA-DR2 dễ mắc lao hơn.

–           Tuổi giới, chủng tộc, cũng thấy liên quan đến nguy cơ nhiễm lao.

–           Sau chấn thương và sau phẫu thuật.

Bác sĩ nói về cách phòng chống bệnh lao

Tiêm vắc xin

Bacillus Calmette-Guérin (BCG) – loại vắc xin dùng để tiêm phòng chống lại bệnh lao phổi.  Ở các nước có tỉ lệ bệnh lao phổi cao, vắc xin BCG được tiêm cho tất cả các trẻ sơ sinh riêng ở các nước ít phổ biến căn bệnh này thì vắc xin chỉ được tiêm cho người có nguy cơ nhiễm bệnh.

Trước khi tiêm vắc xin phòng bệnh lao phổi bạn phải trải qua một cuộc thử nghiệm da để kiểm tra bệnh lao phổi tiềm ẩn. Người nào bị lao phổi tiềm ẩn sẽ không được tiêm phòng. Đưa con em của bạn đến các cơ sở y tế để tiêm vắc xin là cách phòng bệnh lao phổi đơn giản nhất để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm bệnh mà bạn nên làm.

benh-viem-phe-quan-o-tre-4

  • Tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho mọi người, để mọi người có thêm hiểu biết và những thông tin cần biết về bệnh lao, các nguyên nhân, triệu chứng bệnh lao, hậu quả của nó để mọi người có ý thức phòng tránh bệnh hiệu quả.
  • Giữ vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thoáng mát.
  • Tiêm phòng vắc xin HCG phòng lao cho trẻ nhỏ.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài đường, và khi vào bệnh viện, những nơi có nguy cơ lây nhiễm bệnh lao.
  • Luôn luôn che miệng với khăn giấy mỗi khi ho, hắt hơi, cười. Bỏ những khăn ấy vào túi nilông và cho vào thùng rác.
  • Nếu bị mắc bệnh lao nên cách li với người xung quanh để tránh lây nhiễm sang người khác.