Trở thành Bác sĩ nội trú là mơ ước của biết bao SV Y Khoa năm cuối. Ai làm Ngành Y cũng đều hiểu rằng: “Đào tạo nội trú là đào tạo nhân tài cho Y khoa”.
- Nguyên nhân và cách chữa Bệnh học nội khoa đau dạ dày
- Bệnh ngoại khoa đau bụng dưới là triệu chứng của bệnh gì?
Bác sỹ nội trú là Ước mơ của Sinh viên Y khoa
Bác sĩ nội trú là ai?
Theo tin tức bác sĩ thì chương trình đào tạo nội trú kéo dài 3-4 năm tùy theo chuyên ngành. Bác sĩ nội trú được biết đến là những người rất giỏi về chuyên môn. Trong bệnh viện và khoa lâm sàng, khi có việc gì khó hoặc vấn đề bệnh học chuyên môn nào khó là người ta nghĩ đến nội trú, kỳ vọng và giao cho nội trú. Các em sinh viên nhìn các anh chị bác sĩ nội trú một cách đầy ngưỡng mộ… Ấy vậy mới biết Bác sĩ nội trú cao quý thế nào.
Bác sĩ từng là bác sĩ nội trú đều được ánh mắt ngưỡng mộ từ đồng nghiệp, và nhất là cơ hội làm việc với mức lương khác biệt.
Ở các nước tiên tiến như Anh, Úc, Mỹ… chương trình đào tạo nội trú là bắt buộc cho tất cả các sinh viên vừa tốt nghiệp y khoa mà không cần phải thi đầu vào. Các bác sĩ nội trú được đào tạo một cách bài bản và bắt buộc ở các bệnh viện dạy học lớn nhất với những giảng viên và giáo sư Y khoa khoa bảng theo một chương trình kéo dài 3-4 năm.
Bác sĩ nội trú là nhân tài của Y khoa Việt Nam
Điều kiện thi Bác sĩ nội trú
- Là Bác sĩ tốt nghiệp hệ chính quy có bằng tốt nghiệp phù hợp với chuyên ngành đăng ký dự thi và đạt loại khá trở lên.
- Tuổi đời không quá 27 và có đủ sức khoẻ phục vụ lâu dài trong ngành Y tế.
- Trong các năm học đại học không bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên, không bị dừng học tập (trừ lý do sức khoẻ).
- Thí sinh đăng ký dự thi hệ nào thì điểm lần học cuối cùng kết thúc môn học được chọn là môn chuyên ngành hệ đó phải đạt từ 7 điểm trở lên ở lần thi thứ nhất (lấy điểm trung bình của lý thuyết và lâm sàng theo thang điểm 10):
- Dự thi hệ Nội, Cận lâm sàng: Xét điểm môn Nội và Nhi.
- Dự thi hệ Ngoại: Xét điểm môn Ngoại và Sản.
- Dự thi chuyên ngành Răng hàm mặt: Điểm trung bình các môn chuyên ngành Răng hàm mặt năm thứ 6 phải đạt từ 7 điểm trở lên; môn bệnh học Ngoại khoa đạt từ 5 điểm trở lên ở lần thi thứ nhất.
- Dự thi chuyên ngành Y học cổ truyền:
– Xét điểm trung bình của 4 môn học thuộc chuyên ngành Y học cổ truyền: Lý luận Y học cổ truyền, Phương tễ, Châm cứu, Bệnh học Nội – Lão – Nhi (bệnh học Nội hoặc bệnh học Nội – Nhi) phải đạt từ 7 điểm trở lên và các môn học này thi lần đầu đạt từ 5 điểm trở lên.
– Điểm thi môn Bệnh học Nội khoa (Y học hiện đại) đạt từ 5 điểm trở lên.
- Dự thi chuyên ngành Y học dự phòng hoặc Dinh dưỡng: Xét điểm trung bình 4 môn phải đạt từ 7 điểm trở lên: Dịch tễ học, Sức khoẻ môi trường, Sức khoẻ nghề nghiệp, Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm (lấy kết quả điểm thi năm cuối cùng đối với các môn có nhiều học phần).