Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Bác sĩ hướng dẫn sơ cứu đuối nước đúng cách

Việc sơ cứu không đúng cách có thể khiến tình trạng người bị nạn thêm nghiêm trọng hơn vì vậy gọi đội cứu hộ là ưu tiên hàng đầu khi có người bị đuối nước.

Trong đợt hè vừa qua đã xảy ra khá nhiều trường hợp đuối nước do tắm sông, ao hồ. Bệnh Viện YHCT Trường Giang trực thuộc quản lý của Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đã tiếp nhận một số ca cấp cứu hồi sức đuối nước và phải rất vất vả các Bác sĩ ở đây mới có thể cứu chữa được tình hình khi mà người dân đã sơ cứu sai cách cho người bị nạn trước khi được chuyển tới bệnh viện.

Bác sĩ hướng dẫn sơ cứu đuối nước đúng cách

Giảng viên đào tạo Liên thông Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội– Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết điều quan trọng nhất quyết định sự sống còn của người đuối nước là thời gian chìm trong nước. Nếu người đuối nước ngập trong nước quá 5 phút có thể gây ra tổn thương về não bộ do thiếu oxy và nếu được cứu sống thì cũng có thể để lại nhiều di chứng nặng nề cho não bộ. Yếu tố quan trọng tiếp theo đó là việc sơ cứu cho người bị đuối nước khi được vớt lên phải đúng cách mới có hiệu quả.

Các bước sơ cứu người bị đuối nước

Bước 1: Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi vùng nước càng nhanh càng tốt. Nếu nạn nhân gặp nạn ở sông suối, ao hồ…thì sẽ rất hoảng loạn vì thề mà người cứu vớt phải thực sự bơi giỏi, sử dụng các vật dung nổi để bởi và vớt người bị nạn nên nếu không sẽ nguy hiểm cho cả người cứu.

Bước 2: Khi được vớt lên khỏi vùng nước cần đánh giá nhanh trình trạng nhạn nhân xem còn thở không, nếu tim đã ngưng phổi đã ngưng thì cần thực hiện hồi sức tim phổi ngay tại chỗ.

Bước 3: Tiến hành ấn tim với lực ấn vừa phải đạt chiều sâu 1/3 đến 1/2 bề dày lồng ngực. Nếu ấn nhiều quá người bị nạn có thể sẽ gãy xương sườn còn nếu ấn nhẹ quá thì không hiệu quả. Bác sĩ tư vấn nhắc nên lưu ý rằng cần phải đặt vị trí ấn cho đúng. Bắt mạch ở các mạch máu lớn như nách, cổ, hoặc bẹn… nghe mạch nảy là có hiệu quả.

Bước 4: Ấn 15 cái, kiểm tra người bị nạn có thở không. Nếu bé không thở, ngực không di động thì phải hà hơi thổi ngạt. Trường hợp có một người thì ấn tim và hà hơi thổi ngạt theo tỷ lệ 30 lần ấn tim và 2 lần thổi ngạt. Nếu 2 người thì ấn tim 15 cái, thổi ngạt 2 cái. Khi hà hơi thổi ngạt mà lồng ngực nạn nhân không nhô lên thì phải kiểm tra lại.

Bước 5: Hồi sức tại chỗ vài phút cho tới khi bệnh nhân tự thở, mạch tự đập lại được, sau đó chuyển đến cơ sở y tế gần nhất. Hiện nay các trung tâm cấp cứu ngoại viện cũng có thể điều động nhân viên y tế hỗ trợ kịp thời. Nếu không ấn tim, thổi ngạt liên tục 5 phút thì nạn nhân sẽ tử vong. Tuyệt đối không được ngưng hồi sức rồi đưa nạn nhân đi cấp cứu.

Bước 6: Việc di chuyển nạn nhân nên ưu tiên sử dụng xe hơi trong lúc di chuyển đến viện cần phải đặt nạn nhân trong tư thế nằm ngửa và liên tục ấn tim hà hơi thổi ngạt trên đường đưa nạn nhân đi cấp cứu không được gián đoạn

Tư thế kéo nạn nhân vào bờ nếu nạn nhân đã bất tỉnh

Lưu ý khi sơ cứu người bị đuối nước.

Theo Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur người đã từng gặp rất nhiều trường hợp khi có người sơ cứu bằng phương pháp dân gian như sốc nước (dốc ngược nạn nhân lên vai rồi chạy quanh), lăn lu… Những cách này có thể vô tình làm mất thời gian vàng, nạn nhân không được sơ cứu tim phổi kịp thời mà còn thêm tổn hại vì tác động không đúng cách.

Các bác sĩ khuyến cáo, phụ huynh nên cẩn trọng với vật dụng chứa nước trong nhà, đặc biệt là khi gia đình có nạn nhân ở độ tuổi chập chững biết đi dễ ngã chúi đầu vào. Cần trông chừng trẻ em và khuyến cáo tránh xa các hồ ao quanh nhà, bảo đảm an toàn ở hồ bơi, khi đi chơi sông biển, tàu thuyền cần nghiêm túc mặc đồ bảo hộ…​

Nguồn: cẩm nang sức khỏe