Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Bác sĩ giải thích hiện tượng thi thoảng co giật phần cơ

Nhiều người thi thoảng hay bị hiện tượng co giật nhẹ ở các bộ phần cơ thể như 2 mí mắt trên, bắp tay, đùi, cơ lưng ngón tay. Bác sĩ giải thích về hiện tượng này ra sao?

Tôi năm nay 40 tuổi, sức khỏe tốt, huyết áp ổn định 110/80mmHg, gần 6 tháng nay, tôi thấy có hiện tượng phần cơ khắp cơ thể như ở 2 mí mắt trên và ở bắp tay, bắp đùi, cơ lưng, nhất là ở ngón tay trỏ, tay cái hay rung nhẹ; khoảng 5 – 10 phút thì xảy ra từ 5 – 6 lần cơn rung như vậy, mỗi lần giật liên hồi khoảng 2 – 3 giây và thường xuyên xảy ra như vậy, khi chỗ này khi chỗ khác, rất khó chịu, nhất là khi làm việc trên máy vi tính. Vậy xin hỏi tôi bị thiếu chất gì hay có bệnh lý gì không, cần khám bệnh ở đâu, bệnh có chữa khỏi không?

hien-tuong-co-giat-ngon-tay-ngon-chan

Bác sĩ giải thích hiện tượng thi thoảng co giật phần cơ

Qua trình bày của bạn trong thư, đây là tình trạng cơ bắp bị co cứng đột ngột và tự phát trong một thời gian ngắn, sau đó cơ sẽ tự trở về trạng thái thư giãn bình thường; khác với trạng thái thông thường là cơ bắp phải co – giãn theo ý muốn vận động của cơ thể.

Nguyên nhân của tình trạng trên xảy ra ở người bình thường, co cứng cơ xảy ra khi cơ rơi vào tình trạng làm việc quá mức hay bị kích thích đột ngột và quá mức, chẳng hạn như xảy ra ở vận động viên sau vận động kéo dài hay có cường độ cao, xảy ra ở người đang bơi lội mà không có quá trình khởi động tốt trước đó. Nguyên nhân của chứng co cứng cơ này được các nhà y học ghi nhận nhiều nhất là do có sự rối loạn về nước và điện giải, trong đó chủ yếu là rối loạn cân bằng natri, kali, can xi…

Về khắc phục, trước hết trong chế độ ăn đầy đủ các chất khoáng, ăn nhiều loại thực phẩm chứa nhiều vitaminB như: các loại rau có màu xanh thẫm, dưa hấu, cà rốt; đặc biệt khuyên bạn nên uống mỗi ngày một ly bia hơi khoảng 300ml, uống thêm vitaminB như viên B complex…, chú ý thành phần viên vitamin B tổng hợp, với đầy đủ các thành phần như: B1 – B2 – B3 – B5 – B6 – B12. Ngoài ra, cần có chế độ vận động thể dục – thể thao giúp tăng tuần hoàn.

Nếu thực hiện như trên mà chưa thuyên giảm bạn cần khám và điều trị bởi bác sĩ tư vấn chuyên khoa nội thần kinh.