Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (No Ratings Yet)
Loading...
Chia sẻ:

Bác sĩ chia sẻ các kỹ thuật gây tê và gây mê phổ biến trong Y học

Các kỹ thuật gây tê, gây mê có vai trò rất quan trọng trong phẫu thuật, giúp bệnh nhân không đau đớn, quá trình giải phẫu diễn ra thuận lợi hơn.

Các kỹ thuật gây mê trong y học hiện nay

Theo các bác sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, việc lựa chọn phương pháp gây mê phụ thuộc vào: Tình trạng bệnh, bệnh sử, cảm xúc, các yếu tố liên quan đến phương pháp giải phẫu. Để quyết định cần có sự hội chẩn của phẫu thuật viên, nhóm gây mê, điều dưỡng cân nhắc trên tình hình thực tế của mỗi ca bệnh. Phụ trách chính trong gây mê cho bệnh nhân, kiểm soát mê là nhiệm vụ của nhóm gây mê. Hiện nay có 2 phương pháp gây mê là gây mê bằng khí và gây mê qua tĩnh mạch.

Gây mê bằng khí là sử dụng những thuốc mê bay hơi như: Halothan, Euflurane, Isoflura… thuốc mê được hấp thu qua đường hô hấp. Gây mê bằng khí được tiến hành qua 4 giai đoạn.

  • Giai đoạn 1: Là giai đoạn khởi mê, lúc này cần tránh tiếng động vì đặc điểm trong giai đoạn này là tiếng ồn được phóng đại.
  • Giai đoạn 2: Là giai đoạn kích thích nên cần cố định tốt người bệnh tránh kích thích đột ngột làm té ngã hay lệch dây truyền.
  • Giai đoạn 3: Là giai đoạn phẫu thuật. Bệnh nhân vào trạng thái mê sâu, quá trình phẫu thuật diễn ra thuận lợi. Lúc này nhiệm vụ của điều dưỡng và nhóm gây mê là theo dõi sát dấu hiệu sinh tồn và các diễn biến khác trên người bệnh.
  • Giai đoạn 4: Là giai đoạn nguy hiểm. Là giai đoạn thoát mê, những biến chứng do gây mê có thể xảy ra nên cần được bác sĩ quan sát, theo dõi, xử trí kịp thời.

Chăm sóc người bệnh gây mê bằng đường hô hấp có những tác dụng phụ như: Tăng tiết đờm nhớt và nước bọt, nguy cơ nôn gây sặc phổi, để phòng nguy cơ này bệnh nhân thường được đặt ống nội khí quản có bóng chèn. Bệnh nhân có thể bị hạ nhiệt độ cần được ủ ấm kịp thời.

Gây mê qua đường tĩnh mạch với ưu điểm không gây cháy nổ, thuốc đưa vào dễ dàng với liều lượng dễ kiểm soát, bệnh nhân dễ chịu và cần ít trang thiết bị. Nhược điểm là gây giảm hô hấp mạnh, viêm tắc tĩnh mạch, ngộ độc. Các thuốc thường dùng cho gây mê tĩnh mạch như: Thiopental, propofol…

Các phương pháp gây tê trong Y học hiện nay

Theo bác sĩ giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn, gây tê tại chỗ là thuốc tê được tiêm vào vùng da nơi dao rạch hay đưa kim qua. Bệnh nhân sẽ không thấy đau đớn quanh nơi có thuốc tê đưa vào còn cảm giác và vận động những vùng khác không bị ảnh hưởng. Tuy nhiên cần chú ý bệnh nhân có thể tụt huyết áp do sợ hãi hay do nhìn thấy thao tác của phẫu thuật viên trên cơ thể mình. Sau khi giải phẫu cần đảm bảo hết thuốc tê mới đi lại để tránh té ngã.

  • Gây tê vùng: Là tiêm thuốc tê vào xung quanh dây thần kinh, từ đó phong bế cảm giác, vận động nơi thần kinh này chi phối. Gây tê vùng được áp dụng trong phẫu thuật nha khoa, phẫu thuật chi… Cần lưu ý tránh đắp nóng lạnh trên vùng da được gây tê, tránh để đè cấn lên vùng gây tê vì có thể gây chèn ép, thiếu máu nuôi.
  • Gây tê tủy sống: Là thuốc tê được đưa vào khoang ống sống qua kim chọc dò khiến bệnh nhân mất cảm giác nhưng tri giác vẫn hoàn toàn tỉnh táo. Đây là ưu điểm cũng là nhược điểm bởi bệnh nhân tỉnh nên những bàn bạc trong phòng mổ của nhóm phẫu thuật bệnh nhân đều nghe thấy và có thể lo sợ quá mà gây choáng. Sau gây tê có thể có các tai biến như: Nhức đầu, đau lưng, bí tiểu, viêm màng não…

Hiện nay Y học hiện đại đã phát minh ra nhiều các kỹ thuật gây mê làm giảm đau đớn cũng như biến chứng cho bệnh nhân, nhưng không phải bệnh nhân nào cũng có thể thực hiện vì còn dựa vào rất nhiều yếu tố. Do đó khi điều trị bạn cần có sự tư vấn của các bác sĩ hoặc những người có chuyên môn.