Những thứ dưới đây được bác sĩ da liễu cảnh báo không nên bôi lên da mặt vì chúng có thể gây những tác hại như dị ứng, khô da hay thậm chí có thể phát sinh những bệnh về da.
- Tác hại khôn lường khi dùng xịt khoáng làm đẹp da.
- Bác sỹ khuyến cáo những món ăn không nên nấu lại.
Không bôi kem dưỡng thể lên da mặt (Body lotion).
Làn da cơ thể dày hơn da mặt, chính vì thế phần lớn các loại kem dưỡng thể đều chứa nhiều hương liệu hơn và ít thành phần dưỡng hơn các loại kem cho da mặt. Chính vì thế không nên bôi kem dưỡng thể lên da mặt mà chỉ nên dùng những sản phẩm dành riêng cho da mặt với những thành phần dịu nhẹ hơn.
Không nên bôi kem dưỡng thể lên da mặt.
Bột baking soda.
Bột baking soda có độ pH khá cao và không thích hợp để dùng cho da mặt. Độ pH cân bằng tốt cho da mặt nhất là trong khoảng 4.5- 5, trong khi đó bột baking soda đạt mức 9. Sử dụng nguyên liệu này sẽ phá hủy lớp bảo vệ tự nhiên của da, gây khô cũng như gây hại cho khả năng tự điều chỉnh của da.
Nước chanh.
Ngược lại, nước chanh có độ pH thấp, chỉ đạt mức 2, tức chúng có tính chất axit rất cao. Giống như việc ăn chanh có thể phá hủy men răng của bạn, đắp chanh tươi trực tiếp lên da mặt sẽ gây rát và tấy đỏ.
Bên cạnh đó, dầu trong các loại quả thuộc họ cam quýt làm da dễ hấp thụ tia UV hơn, gây hại cho làn da của bạn.
Kem đánh răng.
Kem đánh răng chứa nhiều chất gây khô và tấy đỏ, nếu không muốn nói rằng chúng gây hại cho làn da ngay lập tức. Tuy làm khô mụn nhưng chúng cũng làm mất cân bằng độ ẩm của vùng da xung quanh và có khả năng làm cháy da và để lại sẹo tối màu. Thay vào đó, hãy sử dụng những sản phẩm trị mụn chứa benzoyl peroxide (BP) – hoạt chất trị mụn sưng viêm hoặc chỉ cần 1 ít tinh dầu trà.
Kem đánh răng có thể gây khô da.
Keo xịt tóc.
Hầu hết các sản phẩm dùng cho tóc đều có thể gây dị ứng và phát ban khi tiếp xúc với da, đặc biệt là keo xịt tóc đáng lo ngại nhất bởi nhiều người dùng nó như 1 công cụ để giữ lớp trang điểm lâu trôi . Nếu bạn bị dính 1 chút keo vào mặt khi đang xịt tóc thì chưa ảnh hưởng nhiều, nhưng nếu bạn xịt keo trực tiếp vào mặt, da mặt sẽ mất độ ẩm, lỗ chân lông bị bít và dễ gây ra dị ứng.
Nước nóng
Tắm nước nóng khiến chúng ta thấy sảng khoái, nhưng nó làm mất đi độ ẩm của lớp da ngoài cùng. Nước nóng sẽ phá hủy lớp dầu tự nhiên của các biểu bì và cuốn đi lớp ngăn cách độ ẩm thoát khỏi làn da, gây mất cân bằng và làm khô da.
Chất mỡ Petroleum jelly (có trong sáp dưỡng ẩm)
Chất mỡ này có thể có tác dụng trong việc dưỡng ẩm cho vùng da khô và nhạy cảm, cũng như làm lành vết cắt, vết bọ cắn,… tuy nhiên chúng không phải là sản phẩm dưỡng ẩm có hiệu quả lâu dài.
Da bạn sẽ mềm mại hơn ngay sau khi bôi, tuy nhiên cũng như giữ lại độ ẩm bên trong, kết cấu đặc của chất mỡ sẽ giữ lại bụi bẩn và da chết và có thể gây khô da trong thời gian dài cho chúng ngăn cách da với không khí và độ ẩm bên ngoài.
Không nên dùng sáp dưỡng ẩm lâu dài.
Hydrogen Peroxide (Oxy già)
Là một chất khử trùng nhẹ, oxy già là một trong những chất tuyệt vời ngăn ngừa nhiễm trùng cho những vết cắt hoặc bỏng, nhưng nó không phù hợp cho việc chữa trị làn da bị kích ứng. Bản chất phá hủy dần của những chất oxy hóa như oxy già có thể gây mất cân bằng oxy hóa, khiến làn da bị phồng rộp. Ngoài ra, trong 1 vài trường hợp, oxy già có thể gây dị ứng, khiến da bạn bị nhiễm trùng lại.
Rượu gây khô da.
Giống như oxy già, rượu là chất tẩy được sử dụng để khử trùng vết thương. Tuy nhiên rượu là một trong những chất làm khô và gây tổn hại cho da nhất, đặc biệt với da mặt.
Nó làm phân hủy DNA của cả vi khuẩn và tế bào da, gây khô và tạo ra tế bào chết. Trước khi mua 1 sản phẩm nước hoa hồng (toner), hãy chắc chắn rằng nó không chứa thành phần isoprobyl alcohol (dung môi IPA) – thứ sẽ bào mòn da, gây bít lỗ chân lông và ảnh hưởng đến quá trình sản xuất lượng dầu tự nhiên của da.
Vietnamnet (Theo Stylecaster)