Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Nguyên nhân gây bệnh xơ vữa động mạch là do đâu?

Xơ vữa động mạch là bệnh có thể gây ảnh hưởng đến tất cả các động mạch trong cơ thể, gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên, hiện nay bệnh đã có biện pháp phòng ngừa và chữa trị được.

Bệnh xơ vữa động mạch là gì?

Theo bác sĩ giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn xơ vữa động mạch là tình trạng xảy ra khi những mạch máu mang oxy và chất dinh dưỡng từ tim đến các động mạch còn lại của cơ thể trở nên dày và cứng, gây cản trở dòng máu đến các cơ quan nội tạng và mô của cơ thể. Các động mạch khỏe mạnh sẽ linh hoạt và đàn hồi, nhưng theo thời gian thành động mạch có thể trở nên cứng lại gọi là sự cứng động mạch.

Xơ vữa động mạch (XVĐM) là một thể của xơ cứng động mạch, đôi khi các thuật ngữ này lại được dùng thay thế cho nhau. XVĐM hình thành bởi chất béo, cholesterol và các chất khác trong và trên thành động mạch (mảng bám), gây cản trở dòng chảy của máu.

Các mảng bám này khi bị vỡ ra hình thành cục máu đông. Mặc dù XVĐM thường được xem là một vấn đề về tim, nó có thể gây ảnh hưởng đến bất kì động mạch nào khác của cơ thể.

Nguyên nhân gây bệnh xơ vữa động mạch là do đâu?

XVĐM là loại bệnh tiến triển chậm, thậm chí có thể bắt đầu từ thời thơ ấu. Mặc dù cho đến nay nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định chính xác nhưng XVĐM có thể bắt đầu từ thương tổn lớp bên trong của một động mạch. Thương tổn này có thể hình thành do các yếu tố:

  • Tăng huyết áp
  • Tăng cholesterol
  • Tăng Trigly-ceride (một loại chất béo trong máu )
  • Thuốc lá
  • Kháng in-su-lin, béo phì hoặc tiểu đường
  • Các bệnh viêm nhiễm, như viêm khớp, bệnh lupus ban đỏ hoặc nhiễm trùng, hoặc tình trạng viêm nhiễm không rõ nguyên nhân

Một khi thành trong động mạch bị thương tổn, các tế bào máu và các chất khác sẽ bị đọng lại ở nơi thương tổn và tích tụ ở lớp trong động mạch. Qua thời gian, các lớp chất béo (mảng bám) hình thành bởi cholesterol và các sản phẩm tế bào khác cũng tích tụ ở nơi thương tổn và trở nên cứng hơn, gây hẹp các động mạch. Các cơ quan và mô nhận máu bởi các động mạch bị tắc nghẽn sẽ không nhận đủ máu để hoạt động bình thường.

Bên cạnh đó, lớp mảng bám mỏng có thể vỡ ra, đẩy cholesterol và các chất khác vào dòng máu. Hình thành cục máu đông, ngăn máu chảy đến một bộ phận nào đó của cơ thể, chẳng hạn khi dòng máu chảy đến tim bị tắc nghẽn gây ra cơn nhồi máu tim. Một cục máu đông có thể di chuyển đến các nơi khác của cơ thể, làm tắc dòng chảy đến cơ quan khác.

Triệu chứng thường gặp của bệnh xơ vữa động mạch là gì?

XVĐM phát triển dần dần. XVĐM khi ở mức độ nhẹ thường không có biểu hiện rõ ràng.

Bệnh nhân sẽ không có triệu chứng cho đến khi một động mạch bị hẹp quá mức hoặc bị tắc nghẽn, khiến nó không thể cung cấp đủ máu tới các cơ quan và mô của cơ thể. Đôi khi một cục máu đông gây tắc hoàn toàn dòng máu chảy, thậm chí là vỡ ra, gây ra cơn nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ.

Triệu chứng XVĐM mức độ trung bình đến nặng tùy thuộc vào những động mạch nào bị ảnh hưởng:

  • Động mạch ở tim: Người bệnh cảm thấy đau ngực hoặc nặng ngực (đau thắt ngực).
  • Các động mạch đi đến não: Người bệnh xuất hiện triệu chứng như đột ngột bị tê hay yếu tay hoặc chân, khó nói hoặc nói đớ, mất tạm thời thị lực một mắt, hoặc cơ mặt bị xệ xuống. Các dấu hiệu này biểu hiện một cơn thiếu máu thoáng qua (TIA), nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến đột quỵ.
  • Động mạch ở tay hoặc chân: Người bệnh có biểu hiện của bệnh động mạch ngoại biên: đau chân khi đi bộ (cơn đau như chuột rút).
  • Động mạch thận: người bệnh sẽ bị tăng huyết áp hoặc suy thận.

Phương pháp áp dụng điều trị bệnh xơ vữa động mạch

Thuốc

  • Thuốc giảm Cholesterol: Theo dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn giảm cholesterol lipoprotein nồng độ thấp (LDL cholesterol), một cholesterol không tốt có thể làm chậm, ngưng lại hay thậm chí làm giảm sự tích tụ chất béo trong động mạch. Tùy vào tình trạng và mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc đặc trị thích hợp.
  • Thuốc chống kết tập tiểu cầu: Bác sĩ có thể chỉ định thuốc chống kết tập tiểu cầu để làm giảm khả năng tiểu cầu tập trung ở nơi các động mạch bị hẹp, hình thành cục máu đông và gây thuyên tắc ở xa.
  • Thuốc ức chế Beta: thường được dùng cho bệnh mạch vành, có tác dụng làm chậm nhịp tim và huyết áp, giảm nhu cầu của tim và làm giảm các triệu chứng đau ngực. Thuốc ức chế Beta giúp giảm nguy cơ nhồi máu tim và các rối loạn nhịp tim.
  • Thuốc ức chế men chuyển Angiotensin (ACEI): Có tác dụng làm chậm tiến trình của XVĐM bằng cách làm giảm huyết áp và tạo ra các tác động có lợi cho động mạch tim.
  • Thuốc ức chế kênh Canxi: có khả năng làm giảm huyết áp và đôi khi còn được dùng để điều trị cơn đau thắt ngực.
  • Thuốc lợi tiểu: Huyết áp cao gây XVĐM. Lợi tiểu sẽ giúp làm giảm huyết áp.
  • Các thuốc khác: Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng một số thuốc để kiểm soát các yếu tố nguy cơ cụ thể như tiểu đường. Các thuốc cụ thể đôi khi điều trị các triệu chứng của XVĐM, như đau chân khi gắng sức đã được mô tả.

Phẫu thuật

  • Nong mạch và đặt stent: Trong thủ thuật này, bác sĩ sẽ luồn một ống dài và mỏng gọi là catheter vào phần động mạch bị tắc nghẽn hoặc bị hẹp. Một catheter khác sẽ được luồn qua vùng động mạch bị hẹp đó. Bong bóng ban đầu xẹp sau đó sẽ được bơm phình lên, đè vào các mảng bám chống lại thành động mạch. Một ống stent có thể được đặt ở đó để giữ cho động mạch luôn được mở rộng
  • Nạo mảng xơ vữa: Trong một số trường hợp, các mảng bám phải được loại bỏ khỏi thành động mạch bị hẹp bằng phẫu thuật. Khi thủ thuật được thực hiện trên động mạch cảnh thì được gọi là phẫu thuật nạo xơ vữa động mạch cảnh.
  • Tiêu sợi huyết: Nếu động mạch cảnh bị tắc bởi cục máu đông, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc để làm tan máu đông.
  • Phẫu thuật bắc cầu: Một mạch máu được lấy từ phần khác của cơ thể hoặc một ống được làm từ sợi tổng hợp sẽ được dùng để bắc cầu, giúp cho dòng máu chuyển hướng chảy quanh động mạch bị tắc hoặc hẹp.

Xem hướng dẫn bản đồ: Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn