Bệnh sởi là căn bệnh nguy hiểm và có thể để lại nhiều biến chứng, đặc biệt có nguy cơ trở thành đại dịch trong dịp Tết Nguyên Đán Canh Tý.
- Cách chăm sóc trẻ bị mắc bệnh cúm tại nhà
- Bác sĩ tư vấn: Tamiflu không phải là “thần dược” trị cúm
- Bác sĩ tư vấn: U nang buồng trứng và khả năng sinh sản
Nhiều ca nhiễm bệnh sởi ngày cận kề Tết
Nhiều ca nhiễm bệnh sởi ngày cận kề Tết
Theo ghi nhận tại một số bệnh viện nhi hiện nay đã có nhiều ca mắc bệnh sởi và một số trường hợp gặp phải các biến chứng nguy hiểm. Theo các bác sĩ tư vấn, tình hình sởi trong những ngày giáp Tết 2020 cao hơn rất nhiều so với cùng kỳ năm trước. “Số bệnh nhi mắc sởi cứ tăng đều trong năm. Những tháng cao điểm có đến gần 50 trẻ nằm viện. Những ngày cuối năm, mỗi ngày cũng có khoảng hơn 20 trường hợp bệnh nặng nằm viện, trong khi đó những năm trước cả năm chỉ có vài chục ca. Thực tế trên cho trên cho thấy mầm bệnh vẫn còn có trong cộng đồng”. Và một nguyên nhân chính là do trẻ không được tiêm phòng đầy đủ. Hầu hết những ca nhập viện đều chưa tiêm phòng hoặc chỉ tiêm 1 mũi rồi bỏ tiêm.
Trên thực tế, bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm dễ lây nhất.Trong lịch sử, đã từng có những đại dịch sởi xảy ra ở nhiều nước trên thế giới. Năm 1916, dịch sởi bùng phát trên toàn nước Mỹ và giết chết 12.000 người, trong đó 75% là trẻ em dưới 5 tuổi. Đây là căn bệnh do virus sởi gây ra. Virus này lây lan qua không khí khi bệnh nhân ho hoặc hắt hơi. Bệnh bắt đầu bằng sốt và sau đó xuất hiện các triệu chứng ho, hắt hơi, đỏ mắt và phát ban sau đó. Tuy nhiên, bệnh sởi không đơn giản với biểu hiện “ban đỏ” vài ngày sẽ hết như một số phụ huynh thường nghĩ mà có thể gây ra nhiều biến chứng từ nhẹ như tiêu chảy, viêm tai giữa đến biến chứng nặng nề như viêm phổi, viêm não. Các biến chứng nghiêm trọng này có tỷ lệ tử vong cao. Biến chứng có thể gặp trên bất kỳ trẻ nào mắc bệnh nhưng có tỷ lệ cao trên trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, trẻ suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A.
Phòng ngừa bệnh sởi bằng cách nào?
Phòng ngừa bệnh sởi bằng cách nào?
Vắcxin sởi được phát minh từ những năm 1960 và ngày càng được cải tiến nhiều hơn để tăng hiệu quả cũng như giảm tác dụng phụ của vắc xin. Theo đó, việc tiêm chủng được xem là phương tiện phòng ngừa an toàn và hiệu quả nhất đối với bệnh này. Vắcxin sởi rất an toàn, hiệu quả, và các tác dụng ngoại ý (nếu có) thường nhẹ. Hiện nay nước ta có 3 loại vắcxin có thể phòng sởi: vắcxin sởi đơn MVVAC, vắc xin sởi – rubella MR (miễn phí trong chương trình tiêm chủng mở rộng) và vắcxin sởi – quai bị – rubella MMR (vắcxin dịch vụ, có tính phí). Nếu được tiêm đủ 2 mũi ngừa sởi, trẻ sẽ được bảo vệ đến 97% đối với bệnh.
Theo nguồn thông tin y tế, từ khi có vắcxin, các nước phát triển đã khống chế dịch sởi trong nhiều năm. Dịch thường hiếm khi xảy ra vì tỷ lệ tiêm chủng tại các quốc gia này đạt gần 100%.Tuy nhiên, dịch cũng có thể bùng phát ở những nơi cộng đồng dân cư chưa được chủng ngừa đầy đủ. Năm 2011, Canada và Pháp đã chứng kiến sự bùng phát dịch sởi trên diện rộng. Năm 2013, nước Mỹ bất ngờ chứng kiến sự bùng phát trở lại của dịch sởi. Riêng tại Việt Nam, dịch sởi năm 2014 ghi nhận cả nước có gần 6000 ca ghi nhận mắc sởi, trong đó có 147 trường hợp tử vong liên quan đến sởi. Các chuyên gia báo cáo có từ 30% – 80% trẻ mắc sởi trong các trận dịch kể trên chưa được tiêm ngừa sởi.
Vì thế việc tiêm phòng ngừa là việc làm rất cần thiết, tuy nhiên để đạt hiệu quả cao trước khi tiêm vắc xin phòng bệnh sởi bệnh nhân nên được thăm khám và có chỉ định phù hợp.
Nguồn: ykhoaviet.edu.vn