Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Những lưu ý khi mẹ bầu bị canxi hóa nhau thai

Canxi hóa hay còn gọi là vôi hóa, xơ hóa bánh nhau là hiện tượng lắng đọng canxi ở giữa bánh nhau và cơ tử cung, đây cũng là hiện tượng phổ biến thường gặp ở giai đoạn cuối thai kỳ.

Những lưu ý khi mẹ bầu bị canxi hóa nhau thai

Những lưu ý khi mẹ bầu bị canxi hóa nhau thai

Hiện tượng canxi hóa nhau thai (vôi hóa nhau thai) là dấu hiệu bình thường phổ biến ở phần lớn các bà mẹ mang thai, phần lớn là dấu hiệu trưởng thành của thai chứ không phải thai bị thoái hóa như nhiều người nhầm tưởng. Tuy nhiên nếu bánh nhau canxi hóa mức độ 3 xuất hiện sớm có nguy cơ đi kèm với tình trạng suy dinh dưỡng trong bào thai. Vì vậy mẹ bầu cần tìm hiểu và theo dõi hiện tượng này trong suốt thai kỳ.

Nguyên nhân gây vôi hóa nhau thai sớm

Bác sĩ tư vấn cho biết, nguyên nhân chủ yếu gây ra vôi hóa nhau thai sớm là do sự lạm dụng canxi sẽ khiến canxi bị lắng đọng ở bánh nhau, gây nên hiện tượng canxi hóa bánh nhau. Ngoài ra, dùng quá nhiều canxi có thể gây nên hiện tượng thừa canxi ở bé sơ sinh, với các biểu hiện: thóp kín quá sớm, xương hàm nhô ra hoặc rộng, động mạch chủ bị thu hẹp.

Dấu hiệu canxi hóa, vôi hóa nhau thai

Bạn có thể nhận biết cơ thể đang bị vôi hóa nhau thai qua các dấu hiệu:

  • Thai phụ có cảm giác khô miệng.
  • Thai phụ thường xuyên cảm thấy đau đầu và hay quên.
  • Các cơ hơi bị co cứng.
  • Thai phụ bị đi tiểu tiện/ táo bón nhiều lần.

Các mức độ canxi hóa nhau thai

Theo chia sẻ trên trang cẩm nang sức khỏe, mức độ canxi hóa bánh nhau được chia thành 3 cấp. Trong đó, cấp độ 3 là cấp trưởng thành cao nhất của nhau thai. Độ trưởng thành của nhau thai tỷ lệ thuận với tuổi thai, nghĩa là tuổi thai lớn tương đương độ trưởng thành của nhau càng cao và ngược lại. Tuy nhiên, điều này ở mỗi một cơ thể lại có sự biểu hiện khác nhau tùy theo tốc độ canxi hóa nhanh hay chậm.

Người ta căn cứ trên kết quả siêu âm để chia mức độ canxi như sau (tính từ cấp độ 1 – 3):

  • Độ 0: thai được khoảng 31 tuần (+/- 1 tuần).
  • Độ 1: thai được 34 tuần (+/- 3,2 tuần).
  • Độ 2: thai được 37,6 tuần (+/- 2,7 tuần).
  • Độ 3: thai được 38,4 tuần (+/- 2,2 tuần).

Như vậy, căn cứ trên các cấp độ, nếu thấy thai nhi dưới 33 tuần tuổi mà lại có mức canxi hóa ở cấp độ 2 hoặc có thể cấp độ 3 thì mẹ cần phải được thăm khám đều đặn hơn.

Canxi hóa nhau thai có nguy hiểm không?

Canxi hóa nhau thai có nguy hiểm không?

Canxi hóa nhau thai có nguy hiểm không?

Nhiều quan điểm cho rằng khi bị vôi hóa bánh nhau dinh dưỡng truyền từ mẹ sang con sẽ kém, con hấp thụ dinh dưỡng ít đi, tuy nhiên điều này chỉ đúng khi bị canxi hóa độ 3 một thời gian thôi. Còn canxi hóa độ 1 và độ 2 hoàn toàn không ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất của bánh nhau và em bé.

Nếu thai phụ bị canxi hóa có tuổi thai và cấp độ canxi hóa khớp nhau nằm trong các mốc tuổi ở trên thì đó là bình thường. Khi thai nhi khoảng tuổi thai 38,4 tuần (+-2,2 tuần) bị canxi hóa độ 3 chứng tỏ chức năng phổi đã bắt đầu hoàn thiện, em bé đã sẵn sàng thích nghi và sống được ở môi trường bên ngoài.

Trừ trường hợp thai dưới 33 tuần tuổi mà bị canxi hóa cấp độ 2 (hoặc 3) thì thai phụ cần đi khám thai thường xuyên. Có một số nghiên cứu cho thấy, bánh nhau canxi hóa mức độ 3 xuất hiện sớm có nguy cơ đi kèm với tình trạng suy dinh dưỡng trong bào thai. Trường hợp thai 35 tuần có bánh nhau độ 1 là trong giới hạn bình thường.

Cách khắc phục tình trạng canxi hóa – vôi hóa nhau thai

Điều cần thiết mà bất cứ mẹ bầu nào cũng nên làm là khám thai định kỳ trong thai kỳ. Đó là cách tốt nhất để theo dõi và kiểm soát tình trạng phát triển của thai nhi và các thành phần phụ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi.

Để tránh trường hợp bị canxi hóa nhau thai quá sớm và vượt chỉ số, khi muốn bổ sung canxi, mẹ bầu cần khám thai định kì và thực hiện bổ sung canxi theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Cách bổ sung canxi đúng cách theo các giai đoạn phát triển của thai kì

Cách bổ sung canxi đúng cách theo các giai đoạn phát triển của thai kì

Cách bổ sung canxi đúng cách theo các giai đoạn phát triển của thai kì

Từ 0-12 tuần: Cần cung cấp khoảng 50mg canxi/ ngày (1-2 cốc sữa)

Từ 13-26 tuần: cần cung cấp khoảng 1200mg canxi, không nên bổ sung chậm quá 20 tuần. Càng về sau càng phải cung cấp lượng canxi nhiều hơn

Từ 27-38 tuần: Cần cung cấp đủ 150-450 mg canxi để đảm bảo cho quá trình phát triển toàn diện của cả mẹ và bé

Mẹ bầu cần nắm được những thông tin cơ bản về hiện tượng thai kì này để có chế độ dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho bản thân và em bé thật tốt trong suốt quá trình mang thai.

Nguồn: bacsy.edu.vn