Cao đẳng Y Dược TP HCM
1 Star2 Stars3 Stars4 Stars5 Stars (1 votes, average: 5,00 out of 5)
Loading...
Chia sẻ:

Tiết lộ những điều cần biết về đái dầm ở trẻ nhỏ và phương pháp điều trị

Đái dầm không phải là loại bệnh lý nghiêm trọng tuy nhiên nó mang lại nhiều những khó khăn và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống ở trẻ nhỏ.

Đái dầm là tình trạng trẻ đi tiểu một cách không có tự chủ trong giấc ngủ
Đái dầm là tình trạng trẻ đi tiểu một cách không có tự chủ trong giấc ngủ

Đái dầm là tình trạng trẻ đi tiểu một cách không có tự chủ trong giấc ngủ, điều này có thể được kiểm soát vào ban ngày tuy nhiên không thể hạn chế được khi về đêm. Bệnh không phải là một vấn nghiêm trọng nhưng sẽ gây nên những ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt hàng ngày đặc biệt là đến sự tự tin ở trẻ nhỏ, suy nghĩ tiêu cực đối với bản thân. Vậy làm sao để chúng ta có thể cải thiện điều này hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân dẫn đến đái dầm ở trẻ em

Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua một số nguyên nhân có thể là lý do dẫn đến tình trạng đái dầm ở bé.

Những yếu tố về mặt tâm lý

Theo bác sĩ tư vấn Truong Cao dang Duoc Sai Gon Một trong những lý do hàng đầu được nhắc đến khiến trẻ bị đái dầm đó chính là những yếu tố ảnh hưởng và tác động vào tâm lý như cha mẹ li dị, chuyển nhà, trường hay những trường hợp có người thân yêu qua đời.

Yếu tố di truyền

Cha hoặc mẹ lúc còn nhỏ từng mắc phải bệnh đái dầm con khi sinh ra cũng có nguy cơ cao mắc phải triệu chứng này, tỷ lệ khoảng 44% cho trường hợp này, tuy nhiên nếu cả cha và mẹ từng mắc phải thì phần trăm lên đến khoảng 77%.

Tâm lý là một trong những yếu tố có thể là nguyên nhân dẫn đến đái dầm ở trẻ
Tâm lý là một trong những yếu tố có thể là nguyên nhân dẫn đến đái dầm ở trẻ

Những nguyên nhân khác

Ngoài ra đái dầm còn có thể xảy đến do một vài nguyên nhân khác thường thấy ở trẻ đang lớn như bị nhiễm trùng đường tiểu, dung tích bọng đái nhỏ hơn bình thường hay thậm chí là do thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt.  Bên cạnh đó do dung tích bóng đái của những trẻ thường xuyên đái dầm thường sẽ nhỏ hơn so với những bạn cùng tuổi vì vậy mà chúng không có khả năng giữ nước tiểu qua đêm được. Khi bé đi vào một giấc ngủ quá sâu không có khả năng tự tỉnh giấc mà bàng quang đã chứa một lượng nước tối đa khiến tình trạng đi tiểu không tự chủ xảy ra, quá trình ngủ nằm mơ cũng có thể làm cho trẻ tè dầm.

Các Y sĩ đa khoa cho biết một số những loại thuốc chữa bệnh hiện nay cũng có thể là nguyên dẫn đến bệnh đái dầm ở trẻ nhỏ. Những loại thuốc này có khả năng lợi tiểu dẫn đến tình trạng đi tiểu nhiều lần hoặc đôi khi với những trẻ có hàm lượng nội tiết tố kháng tiểu về ban đêm thấp hơn so với mức bình thường cũng có thể khiến con bạn hay tè dầm.

Những cách chữa trị đái dầm ở trẻ em

Để có thể cải thiện tình trạng đái dầm ở trẻ nhỏ chúng ta cần hướng dẫn giúp trẻ những cách đi tiểu sao cho thoải mái và thư giãn.

Nên để con uống nhiều và đầy đủ nước về ban ngày và hạn chế trước khi đi ngủ
Nên để con uống nhiều và đầy đủ nước về ban ngày và hạn chế trước khi đi ngủ
  • Để con uống nhiều và đầy đủ nước về ban ngày và hạn chế trước khi đi ngủ, cho trẻ ăn canh và uống nước trước 4h khi bắt đầu cho bé đi ngủ.
  • Tập cho trẻ thói quen đi tiểu trước khi lên giường để làm sạch bàng quang cũng là một cách giáo dục trẻ nhỏ rất tốt, khi trẻ lớn hơn có thể huấn luyện cho bé nín tiểu luyện tập các cơ bàng quang.
  • Đánh thức trẻ dậy đi tiểu vào một khung giờ hàng ngày tập thói quen và phản xạ tự nhiên
  • Đặc biệt không nên để trẻ bị táo bón, cho nhiều rau xanh vào thực đơn
  • Hãy thuyết phục cho trẻ tin rằng chúng hoàn toàn có khả năng trị khỏi được đái dầm và không nên sử dụng tả lót sau 12 tháng tuổi. Điều này có thể là một trong những nguyên nhân gây khó khăn đối với việc điều trị bệnh đái dầm cho trẻ.

Nguồn: bacsy.edu.vn